Chư Păh tạo đột phá để thu hút đầu tư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Huyện Chư Păh có nhiều tiềm năng để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực du lịch, công nghiệp chế biến, năng lượng và nông nghiệp công nghệ cao.

Huyện đang tích cực triển khai các giải pháp mang tính đột phá để thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.

chu-pah-tao-dot-pha-de-thu-hut-dau-tu-bg.jpg
Dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn của huyện Chư Păh. Ảnh: H.D

Giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh xác định 2 mục tiêu đột phá là phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch. Ông Nguyễn Quốc Hùng-Trưởng phòng Tài chính-Kế hoạch huyện-cho biết: Tính đến đầu tháng 10-2024, huyện có 20 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư để triển khai trong và ngoài cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. Các dự án chủ yếu thuộc lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, chăn nuôi, chế biến cà phê, chế biến bời lời, chế biến gỗ, sản xuất bao bì...

Năm 2024, UBND huyện cũng đã tham gia ý kiến thẩm định hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư và hồ sơ xin bổ sung dự án vào danh mục dự án kêu gọi đầu tư do các doanh nghiệp đề xuất cho các sở, ngành của tỉnh gồm: Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Tân Sơn; Dự án trồng rừng sản xuất tại xã Đăk Tơ Ver và xã Chư Đang Ya; Dự án Nhà máy gạch Tuynel Nguyên Hải Gia Lai; Dự án Nhà máy may và gia công chế biến gỗ; Dự án Nhà máy chế biến dăm gỗ và sản xuất viên nén nhiên liệu.

Bên cạnh đó, huyện cung cấp các thông tin Dự án Khu du lịch Biển hồ-Chư Đang Ya; tham gia góp ý cho đề nghị của Công ty TNHH Thương mại Vinh Quang I về chủ trương lập dự án đầu tư nhà vườn trên đất trồng cây lâu năm tại xã Hòa Phú.

Mới đây, huyện Chư Păh đã đón nhận dự án 100% vốn nước ngoài đầu tiên là Nhà máy may và gia công chế biến gỗ do Cellutane Company Limited (Nhật Bản), Công ty TNHH một thành viên Cellutane Việt Nam và ông Yagi Sho (Nhật Bản) làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 35,6 tỷ đồng, được triển khai tại Cụm Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp huyện với diện tích đất sử dụng hơn 17.000 m2.

Ông Yagi Sho cho biết: “Chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ chính quyền địa phương. Mọi thủ tục để triển khai dự án rất thuận lợi và nhanh chóng.

Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đúng, đầy đủ các thủ tục có liên quan đến hoạt động đầu tư; mua sắm hệ thống máy móc thiết bị lắp đặt của dự án đảm bảo mới, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường; chủ động nguồn nguyên liệu để dự án hoạt động ổn định và hiệu quả”.

Liên quan đến phát triển du lịch, Chư Păh đang khai thác các điểm đến như: núi lửa Chư Đang Ya, đỉnh Chư Nâm, cánh đồng chè Biển Hồ, chùa Bửu Minh. Đồng thời, huyện đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại làng Kép (xã Ia Mơ Nông), làng Mrông Yố 2 (xã Ia Ka), làng Kon Sơ Lăh (xã Hà Tây)... Ngoài ra, Nhà máy Thủy điện Ialy đang được đầu tư mở rộng hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn trong tương lai gần của du khách thập phương.

2-mot-goc-tuyet-dep-duong-vao-nha-may-thuy-dien-ialy-thi-tran-ialy-huyen-chu-pah-anh-ha-duy.jpg
Một góc tuyệt đẹp đường vào Nhà máy Thủy điện Ialy (thị trấn Ialy, huyện Chư Păh). Ảnh: Hà Duy

Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hữu Nguyên thông tin: Để biến các tiềm năng, lợi thế của địa phương thành lợi ích kinh tế, huyện ưu tiên hàng đầu cho việc kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện các chính sách thuế, cho thuê đất…

Huyện đã thành lập Tổ xúc tiến đầu tư để giải quyết các vấn đề về công tác xúc tiến đầu tư cũng như tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư trên địa bàn. Việc áp dụng chuyển đổi số toàn diện vào quản lý cũng giúp giảm chi phí thời gian, chi phí phi chính thức, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư.

Năm 2024, huyện Chư Păh đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất từ 9,5% trở lên; tổng giá trị sản xuất đạt 8.962 tỷ đồng; thu ngân sách trên địa bàn đạt 80,5 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 53 triệu đồng; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều là 1,7%...

Có thể bạn quan tâm

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

(GLO)- Ngày 26-6, Công an tỉnh Gia Lai có Công văn số 3986/CAT-PC06 thông báo thời gian cấp, thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cũ).

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar. Ảnh: Ngọc Minh

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar

(GLO)- Những ngày này, tại cánh đồng Đê Bar (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) không khí lao động diễn ra tấp nập, khẩn trương, tiếng máy cày hòa cùng tiếng nói cười của người dân kỳ vọng về một mùa vụ thắng lợi.

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.

null