Chư Păh mang nước sạch đến với người nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Việc cấp bồn chứa nước đã giúp các hộ nghèo người dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) được sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, góp phần đảm bảo sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ông Luyện Văn Toàn-Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Chư Păh-cho hay: Thực hiện Dự án hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, các xã, thị trấn tiến hành khảo sát, lập danh sách đối tượng thụ hưởng gửi về Phòng Dân tộc để tổng hợp. Sau đó, hồ sơ được chuyển đến Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội thẩm định.

Sau khi có kết quả, Phòng Dân tộc tham mưu, đề xuất UBND huyện ban hành quyết định triển khai thực hiện. Trong giai đoạn 2021-2025, toàn huyện có 757 hộ đăng ký thụ hưởng chương trình và 1 công trình cấp nước tập trung tại xã Đăk Tơ Ver.

Chị Rơ Châm Khuk (làng Mrông Ngó 3, xã Ia Ka) sử dụng nước sinh hoạt đựng trong bồn chứa do Nhà nước hỗ trợ. Ảnh: K.P

Chị Rơ Châm Khuk (làng Mrông Ngó 3, xã Ia Ka) sử dụng nước sinh hoạt đựng trong bồn chứa do Nhà nước hỗ trợ. Ảnh: K.P

“Năm 2022, huyện được ngân sách trung ương hỗ trợ 126 triệu đồng để mua bồn nước cấp cho 42 hộ DTTS nghèo. Năm 2023, chương trình tiếp tục hỗ trợ 615 triệu đồng, huyện đã giải ngân được 495 triệu đồng/165 hộ để mua bồn nước; còn lại đang thực hiện thủ tục đấu thầu để mua bồn nước hỗ trợ cho 40 hộ dân. Riêng năm 2024, ngân sách trung ương hỗ trợ 609 triệu đồng/203 hộ DTTS nghèo để thực hiện chương trình này (kinh phí chưa giải ngân).

Chúng tôi đang phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định danh sách đối tượng thụ hưởng, trình UBND huyện phê duyệt để triển khai thực hiện theo đúng quy định”-ông Toàn thông tin.

Dự án hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã giúp người dân có nguồn nước ổn định, có được thiết bị chứa nước hợp vệ sinh, qua đó giúp bà con từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.

Gia đình chị Rơ Châm Khuk (làng Mrông Ngó 3, xã Ia Ka) thuộc diện hộ nghèo, đặc biệt là thiếu nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt. Năm 2023, gia đình chị được chương trình hỗ trợ 1 bồn chứa bằng inox để trữ nước sinh hoạt. Chị bộc bạch: “Trước đây, gia đình mình phải dùng can, chai nhựa để lấy nước suối về dùng. Năm ngoái, mình được Nhà nước hỗ trợ 1 bồn chứa nước”.

Năm 2023, gia đình bà Rơ Châm Lueng (làng Bluk Blui, xã Ia Ka) cũng được chương trình hỗ trợ 1 bồn chứa nước và được chính quyền địa phương hỗ trợ xây nhà vệ sinh, các nhà hảo tâm hỗ trợ đào 1 giếng nước phục vụ sinh hoạt. Bà Lueng phấn khởi nói: “Trước đây, tôi phải lấy nước suối về để dùng, đường xa rất khổ sở. Còn giờ đây đã có nguồn nước ổn định rồi”.

Theo ông Hoàng Văn Thành-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Ka: Sau khi có quyết định phân bổ vốn và quyết định phê duyệt danh sách những hộ được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, UBND xã triển khai xây dựng dự toán theo nhu cầu hỗ trợ của từng hộ.

Việc cấp phát, thanh toán cho các đối tượng thụ hưởng được thực hiện công khai, minh bạch, có sự giám sát của ban nhân dân thôn và ban giám sát cộng đồng. Đối với hộ có nhu cầu cấp bồn nước thì chúng tôi cấp 1 bồn nước bằng inox loại 1.000 lít, đối với hộ có nhu cầu đào giếng thì UBND xã cấp tiền mặt để người dân thực hiện. Giai đoạn 2022-2025, toàn xã có 127 hộ đăng ký thụ hưởng chương trình.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Ngọc Thanh-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh-cho hay: Dự án hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được triển khai kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng; góp phần giúp các hộ nghèo người DTTS ở vùng đặc biệt khó khăn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đảm bảo sức khỏe, từng bước cải thiện cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Tái chế đến tái sinh

Tái chế đến tái sinh

Tại một xưởng nhỏ nằm sâu trong vùng ngoại ô Bình Định, tiếng nói cười rộn ràng luôn tràn ngập giữa không gian xanh mát của cây trái tạo nên một không khí đầy sức sống.

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Đức Cơ: Tôn vinh 21 tập thể, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua giai đoạn 2020-2025

Phụ nữ huyện Đức Cơ tích cực học tập và làm theo lời Bác

(GLO)- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đức Cơ. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ nỗ lực vượt khó, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc và lan tỏa điều tốt đẹp trong cộng đồng. 

“Bông hồng thép” ở Sư đoàn 320

“Bông hồng thép” ở Sư đoàn 320

(GLO)- Môi trường quân đội đòi hỏi kỷ luật cao, rèn luyện nghiêm, cường độ công việc lớn, nhưng vẫn có những “bông hồng thép” lặng lẽ cống hiến và lan tỏa tinh thần vượt khó. Thiếu tá QNCN Trần Thị Thu Hường-Chủ tịch Hội Phụ nữ Phòng Chính trị (Sư đoàn 320, Quân đoàn 34) là một minh chứng.

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

(GLO)- Khi tiếng ve gọi hè, trên những tán cây xanh và ở dưới mặt đất ẩm ướt sau những cơn mưa giông đầu mùa trên phố núi Pleiku lập lòe ánh sáng đom đóm. Tất cả báo hiệu một mùa đom đóm bay-mùa bình yên ở thành phố trên cao nguyên xanh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế kiểm tra tiến độ thi công đường liên huyện Mang Yang-Ia Pa

Gia Lai tháo gỡ vướng mắc, tăng tốc các dự án trọng điểm

(GLO)- Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm là yêu cầu cấp bách đang được lãnh đạo tỉnh Gia Lai chỉ đạo quyết liệt. Với quyết tâm cao, các sở, ngành và địa phương đang nỗ lực đưa các dự án về đích theo kế hoạch.