Chủ động ứng phó với thời tiết cực đoan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gia Lai đang bước vào thời điểm giao mùa nên có thể xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như: nắng nóng, mưa dông, lốc xoáy, sét… Do đó, các ngành, các địa phương chủ động triển khai biện pháp ứng phó nhằm bảo vệ tài sản và tính mạng của người dân.
Theo ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê, chiều 13-4, trên địa bàn xuất hiện cơn mưa đầu mùa khá lớn, kèm theo dông, gió giật mạnh. Dù không thiệt hại về người, nhưng gió giật mạnh làm tốc mái nhà của 12 hộ dân ở xã Ia Tiêm, ước thiệt hại khoảng 194 triệu đồng. Ngay sau đó, chính quyền địa phương đã cử lực lượng dân quân, đoàn viên, thanh niên xuống hỗ trợ người dân thu dọn hiện trường, nhanh chóng khắc phục thiệt hại, ổn định nơi ở; đồng thời, tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền hỗ trợ cho người dân. Bên cạnh đó, Phòng cũng đã tham mưu giúp UBND huyện triển khai các giải pháp để chủ động ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan, giảm thiểu thiệt hại gây ra.
Cơn mưa kèm lốc xoáy vào chiều 13-4 đã làm 12 căn nhà của người dân xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) bị hư hỏng, tốc mái. Ảnh: Quang Tấn
Cơn mưa kèm lốc xoáy vào chiều 13-4 đã làm 12 căn nhà của người dân xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) bị hư hỏng, tốc mái. Ảnh: Quang Tấn
“Chúng tôi cũng sẽ theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo các hiện tượng thời tiết cực đoan và chủ động thông tin cho các cơ quan, đơn vị và toàn thể người dân trên địa bàn. Đồng thời, hướng dẫn triển khai các biện pháp ứng phó với mưa dông, lốc xoáy, sét, mưa đá, gió giật mạnh theo phương châm “4 tại chỗ”, tránh thiệt hại về người, giảm thiểu thiệt hại về tài sản do các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra”-ông Hợp cho hay.
Trước đó, vào chiều 2-4, tại huyện Krông Pa xuất hiện mưa dông kèm theo lốc xoáy làm hàng chục căn nhà ở các xã Ia Rsươm, Ia Hdreh và thị trấn Phú Túc bị tốc mái, ước thiệt hại hơn 181 triệu đồng. Đặc biệt, 1 học sinh Trường THCS Lê Hồng Phong (xã Ia Hdreh) đã bị sét đánh tử vong. Ngay sau khi thiên tai xảy ra, lãnh đạo các đơn vị, địa phương đến động viên gia đình có người tử vong, hỗ trợ tổ chức tang lễ; đồng thời, tiến hành kiểm tra, tổng hợp tình hình thiệt hại, huy động cộng đồng giúp sửa chữa lại nhà giúp người dân ổn định cuộc sống.
Các địa phương cần chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó với các dạng thời tiết cực đoan.
Các địa phương cần chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó với các dạng thời tiết cực đoan. Ảnh: Quang Tấn
Ông Đinh Xuân Duyên-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa-cho biết: Bên cạnh việc hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với các dạng thời tiết cực đoan có thể xảy ra trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân về hiện tượng, tác hại của mưa dông, lốc xoáy, mưa đá nhằm giúp bà con có ý thức phòng tránh, đề cao trách nhiệm tương trợ, giúp đỡ nhau trong công tác ứng cứu và khắc phục hậu quả thiên tai. Đặc biệt, chính quyền các địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhanh chóng gia cố nhà cửa; cắt tỉa cành, nhánh cây cao, dễ gãy đổ, cây nằm gần nhà ở, lưới điện; khi có dông gió, lốc xoáy, chủ động sơ tán người già và trẻ em ra khỏi những căn nhà tạm bợ, đến nơi an toàn; đặc biệt, không ngồi trú dưới gốc cây to và tập trung đông người một chỗ, đề phòng sét đánh.
Theo ông Nguyễn Văn Huấn-Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Dự báo khí tượng thủy văn (Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên), thời điểm bắt đầu mùa mưa đối với khu vực phía Tây và phần giữa tỉnh vào khoảng đầu tháng 4-2021, sớm hơn trung bình nhiều năm từ 5 đến 15 ngày; đối với khu vực phía Đông tỉnh vào khoảng đầu tháng 5-2021. Đặc biệt, trong thời gian tới, trên địa bàn có khả năng xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: mưa dông, lốc xoáy, mưa đá. Do vậy, người dân cần theo dõi bản tin cảnh báo về các hiện tượng thời tiết nguy hiểm để có biện pháp phòng tránh phù hợp, giảm thiểu rủi ro về người và tài sản. Bên cạnh đó, nắng nóng có khả năng diễn ra cục bộ ở các khu vực thung lũng và vùng Đông Nam tỉnh trong tháng 4 và 5-2021. Vì vậy, người dân cần chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh phù hợp, nhất là hạn chế ra đường vào lúc giữa trưa nhằm tránh tia cực tím chiếu trực tiếp vào da. Ngoài ra, sau thời gian nắng nóng thường xuất hiện mưa dông, sét, gió lốc, mưa đá… nên các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân cần chú ý phòng tránh.
QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Ảnh: V.T

Đặc sản Gia Lai hút khách dịp Tết

(GLO)- Thị trường đang rất sôi động khi chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến Tết Ất Tỵ 2025. Năm nay, thị trường ghi nhận sự dịch chuyển rõ nét từ tiêu dùng bánh kẹo nhập khẩu sang dùng hàng sản xuất trong nước. Đặc biệt, đặc sản Gia Lai chiếm ưu thế trong thiết kế các giỏ quà tặng.