Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, ứng phó với ảnh hưởng của mưa, lũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 11-10, Sở Công thương tỉnh Gia Lai đã ban hành công văn số 1637/SCT-KTAT về việc chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, ứng phó với ảnh hưởng của mưa, lũ trên địa bàn tỉnh.

Để đảm bảo an toàn các công trình, hạng mục công trình thuộc lĩnh vực quản lý, Sở Công thương đề nghị các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực ngành Công thương tập trung triển khai thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Phòng, chống thiên tai. Đối với các đơn vị hoạt động thương mại-dịch vụ, tổ chức rà soát hệ thống các công trình (nhà văn phòng, kho chứa hàng hoá, bến bãi, phương tiện vận tải, thiết bị...) để kịp thời thực hiện các biện pháp gia cố, phòng, chống sạt lở nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại về người và tài sản do ảnh hưởng của mưa, lũ. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh, khả năng tài chính và điều kiện cơ sở vật chất có kế hoạch tập kết, dự trữ đầy đủ các mặt hàng thiết yếu để cung ứng, phục vụ kịp thời nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn khi mưa lũ xảy ra với giá cả bình ổn; nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng khan hiếm hàng hoá do thiên tai bão lũ để tăng giá quá mức nhằm thu lợi bất chính.

Đối với các đơn vị đầu mối kinh doanh xăng, dầu, xây dựng có kế hoạch dự trữ hàng hoá và sẵn sàng đảm bảo cung ứng cho các vùng bị cô lập, chia cắt khi thiên tai, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ xảy ra, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng bình thường trong mọi tình huống. Xây dựng phương án đảm bảo an toàn, phòng chống ngập các công trình, cửa hàng xăng dầu, chống trôi, nổi bồn chứa xăng, dầu khi bị ngập, lũ. Chủ động kiểm tra và thực hiện các giải pháp gia cố, nhằm phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng về người và tài sản trước, trong và sau mưa lũ. Thường xuyên kiểm tra hệ thống chống sét và chuẩn bị đầy đủ các phương tiện phòng, chống cháy nổ tại các điểm bán xăng, dầu trực thuộc đơn vị.

Sở Công thương yêu cầu các đơn vị ngành Công thương chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống sạt lở. Ảnh: Vũ Thảo
Sở Công thương yêu cầu các đơn vị ngành Công thương chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống sạt lở. Ảnh: Vũ Thảo

Đối với các đơn vị kinh doanh hoá chất, khoáng sản, có phương án ứng phó sự cố rò rỉ hoá chất, cấp cứu mỏ, sạt lở bãi thải, ngập nước, sơ tán người, thiết bị, phương tiện khi có thiên tai, bão lũ. Chủ động kiểm tra và thực hiện các giải pháp gia cố, nhằm phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng về người và tài sản trước, trong và sau mưa lũ. Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị chuyên dụng, lực lượng, hàng hoá phục vụ công tác phòng, chống thiên tai tại địa bàn.

Đối với các đơn vị phân phối điện, truyền tải điện, tổ chức trực ban 24/24 giờ để theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, mưa lũ. Rà soát, kiểm tra các công trình, đầu tư sửa chữa và thực hiện các giải pháp gia cố, nhằm phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng về người và tài sản trước, trong và sau mưa lũ. Xây dựng kế hoạch, phương án về nguồn lực, vật tư, thiết bị để ứng phó kịp thời với thiên tai, đảm bảo khôi phục, cung cấp điện kịp thời, an toàn sau thiên tai nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Đối với các đơn vị thủy điện đang vận hành, tổ chức thực hiện hoàn thành các yêu cầu, kiến nghị của các Đoàn thanh kiểm tra công tác an toàn đập, hồ chứa thủy điện năm 2023. Chủ động kiểm tra và thực hiện các giải pháp gia cố, nhằm phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản trước, trong và sau mưa lũ. Theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn và phối hợp với các cơ quan có liên quan để vận hành hồ chứa theo đúng quy định tại Quy trình vận hành liên hồ và đơn hồ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ trong vận hành để bảo đảm mực nước khống chế trong quy trình vận hành của hồ chứa như: mực nước trước lũ, đón lũ và mực nước an toàn công trình; tăng cường cảnh báo đến nhân dân vùng hạ du khi vận hành phát điện và xả lũ. Tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng của các hạng mục công trình như đập dâng, công trình xả lũ, cửa nhận nước... các thiết bị cơ khí và thiết bị điện; khắc phục kịp thời các hư hỏng, khiếm khuyết (nếu có) để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ năm 2023; kiểm tra, rà soát nhân lực, vật tư, thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai. Tăng cường phối hợp với chính quyền, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương trong vận hành hồ chứa, phòng chống thiên tai và ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du…

Đối với các công trình đang thi công, thành lập, kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên toàn công trường. Thực hiện chế độ trực ban 24/24 giờ trong mùa mưa lũ với phương châm “4 tại chỗ”. Xây dựng và phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các kế hoạch, phương án đảm bảo an toàn công trình. Chủ động kiểm tra và thực hiện các giải pháp gia cố, nhằm phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản trước, trong và sau mưa lũ. Tạm dừng mọi hoạt động thi công, di dời người và thiết bị về vị trí an toàn trước khi bão lũ xảy ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản; không để xảy ra sự cố công trình xây dựng.

Do mưa rất lớn, lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn và mạnh gây vỡ một phần tường chắn tạm (bằng bê tông) của công trình Thuỷ điện Ia Glae 2. Ảnh: Cơ quan chức năng cung cấp.

Do mưa rất lớn, lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn và mạnh gây vỡ một phần tường chắn tạm (bằng bê tông) của công trình Thuỷ điện Ia Glae 2. Ảnh: Cơ quan chức năng cung cấp.

Đặc biệt, đối với Công ty cổ phần Thủy điện Khải Hoàng (Chủ đầu tư Dự án thủy điện Ia Glae 2), Sở Công Thương yêu cầu tổ chức đoàn thăm hỏi những hộ gia đình có thiệt hại do mưa lũ và ảnh hưởng của vụ vỡ một phần đập tràn thủy điện Ia Glae 2 gây ra. Khẩn trương phối hợp cùng Chính quyền địa phương xã Ia Ga, xã Ia Vê, huyện Chư Prông tổ chức kiểm đếm, thống kê thiệt hại của các hộ gia đình ở hạ lưu công trình, làm cơ sở báo cáo UBND huyện Chư Prông và các cơ quan liên quan nhằm xây dựng mức hỗ trợ do ảnh hưởng của thiên tai gây ra (kinh phí thực hiện do chủ đầu tư chi trả). Thuê đơn vị tư vấn độc lập đủ năng lực đánh giá lại chất lượng đập, để lập phương án khắc phục trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và tổ chức thi công trở lại ngay khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn Novaland thua lỗ kỷ lục

Tập đoàn Novaland thua lỗ kỷ lục

Năm 2024, Novaland lỗ kỷ lục hơn 6.412 tỷ đồng. Novaland cho biết, khoản lỗ trên phần lớn do trích lập dự phòng ở kỳ báo cáo bán niên theo quan điểm riêng của đơn vị kiểm toán liên quan đến tiền thuê, sử dụng đất phải nộp tính theo phương án giá đất năm 2017 của dự án Lakeview City.

Không khí nhộn nhịp tại chợ hoa Tết An Khê. Ảnh: N.M

Gia Lai nhộn nhịp không khí mua sắm Tết

(GLO)- Tết càng đến gần thì không khí mua sắm càng sôi động, nhộn nhịp. Mỗi người đều chọn mua những loại hàng hóa, chậu hoa, cây cảnh ưng ý với mong muốn một năm mới may mắn, hanh thông.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu nước ngoài: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”

Đăng ký bảo hộ thương hiệu nước ngoài: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”

(GLO)- Khi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được thực thi và nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng thì việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm tại nước ngoài là rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp tại Gia Lai còn thụ động, lúng túng trong vấn đề này.

Chị Lê Thị Thúy Nga (tổ 1, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) tranh thủ mua sắm trong giờ nghỉ trưa. Ảnh: T.N

Săn sale dịp Tết

(GLO)- Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến, nhiều người tiêu dùng có thói quen “săn sale” bởi đây là cách tiết kiệm hiệu quả cả về chi phí lẫn thời gian, nhất là vào những dịp lễ, Tết.