Chủ động, quyết liệt phòng-chống cháy rừng ở Krông Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện đang là thời kỳ cao điểm mùa khô, nguy cơ cháy rừng trên địa bàn huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) luôn ở cấp IV, cấp V-mức cảnh báo rất cao và cực kỳ nguy hiểm.

Trước tình hình đó, các đơn vị chủ rừng và chính quyền địa phương đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) nhằm hạn chế tối đa thiệt hại nếu xảy ra sự cố.

Tăng cường kiểm soát các điểm nóng

Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Rsai đang quản lý 17.675 ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích có rừng khoảng 14.856 ha, đất chưa có rừng 2.811 ha. Ngoài ra, Ban còn quản lý 1.363 ha đất ngoài quy hoạch 3 loại rừng (37,8 ha đất có rừng, 1.325 ha đất chưa có rừng). Địa bàn quản lý trải rộng trên 4 xã, trong đó 3 xã gồm: Chư Rcăm, Ia Rsai, Đất Bằng được xác định là vùng trọng điểm cháy rừng với diện tích hơn 2.052 ha.

2ban-luc-luong-quan-ly-rung-phong-ho-ia-rsai-tuan-tra-quan-ly-bao-ve-rung-va-pcccr.jpg
Lực lượng Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Rsai tuần tra quản lý bảo vệ rừng và PCCCR. Ảnh: L.N

Ông Nguyễn Minh Hòa-Phó Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Rsai-cho biết: “Vào mùa khô, nguy cơ cháy rừng trên các lâm phần do đơn vị quản lý rất cao. Vì vậy, ngay từ đầu mùa khô, đơn vị đã xây dựng quy chế phối hợp, phân công nhiệm vụ, lịch trực cụ thể và chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực PCCCR. Chúng tôi chia thành 3 tổ thường trực tại các khu vực có nguy cơ cao; làm gần 21 km đường ranh cản lửa và thực hiện đốt trước có điều khiển tại 193 ha rừng trồng”.

Ngoài ra, Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Rsai đang hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng với 3 cộng đồng và 12 hộ dân trên diện tích hơn 2.967 ha. Ban thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng, kết hợp tuyên truyền cho người dân sử dụng lửa an toàn.

Ông Hiao Thuyên-Nhóm trưởng cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng buôn Kia (xã Ia Rsai) chia sẻ: “Cộng đồng làng nhận khoán bảo vệ hơn 970 ha rừng. Chúng tôi chia thành 4 tổ thay phiên nhau đi kiểm tra các điểm dễ cháy và hướng dẫn bà con đốt dọn nương rẫy an toàn”.

Đồng bộ các giải pháp từ cơ sở

Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba đang quản lý hơn 24.626 ha đất lâm nghiệp, trong đó có 19.321 ha rừng tự nhiên. Diện tích rừng của đơn vị trải rộng trên địa bàn 5 xã: Ia Rsươm, Uar, Chư Drăng, Ia Rmok, Ia Hdreh; chiều dài giáp ranh 2 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk 36,6 km; giáp ranh thị xã Ayun Pa 10 km.

Với đặc thù diện tích rừng của đơn vị tương đối rộng, chủ yếu là rừng khộp, xen lẫn nương rẫy của người dân nên khi đốt dọn thực bì rất dễ xảy ra cháy rừng. Qua đó, đơn vị xác định có 3 điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao với diện tích hơn 1.327 ha.

1bglay.jpg
Lực lượng Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: L.N

Ông Nguyễn Quang Lâm-Phó Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba-cho biết: “Đơn vị đã triển khai đồng bộ các giải pháp PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ”, tổ chức làm đường ranh cản lửa, lắp đặt bảng cấm lửa, cấm đốt rừng tại những nơi nguy cơ cao. Đồng thời, đơn vị ký kết quy chế phối hợp với chính quyền 5 xã có diện tích rừng để huy động lực lượng tại chỗ khi xảy ra cháy rừng”.

Sau khi điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, toàn huyện Krông Pa hiện có hơn 77.572 ha đất có rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm 74.070 ha. Trước tình hình thời tiết khô hạn kéo dài, huyện đã xây dựng và triển khai phương án PCCCR sát với điều kiện thực tế của từng địa phương. Đặc biệt, tại các vùng trọng điểm cháy rừng, các lực lượng liên quan tăng cường tuần tra canh gác lửa rừng, tuần tra 24/24 giờ trong thời kỳ cao điểm; xây dựng các công trình PCCCR; xây dựng các bảng, biển báo, bảng nội quy về PCCCR; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn người dân canh tác nương rẫy xung quanh không để lửa cháy lan vào rừng.

Trao đổi với P.V, ông Trương Quốc Dụng-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa-nhấn mạnh: Xác định công tác tuyên truyền là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong PCCCR, chúng tôi đã phối hợp với các đơn vị liên quan và UBND các xã tổ chức tuyên truyền tập trung tại địa bàn cơ sở.

Đồng thời, chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm địa bàn phối hợp với các xã tổ chức tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng, PCCCR lồng ghép trong các cuộc họp thôn, buôn. Hướng dẫn người dân đốt dọn nương rẫy đúng cách, không để cháy lan vào rừng. Tăng cường công tác tuần tra, canh gác lửa rừng, bố trí lịch trực 24/24 giờ kể cả ngày lễ, ngày nghỉ.

Huyện kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về PCCCR; chủ động phát hiện, dập tắt ngay các điểm cháy nhỏ, không để xảy ra cháy lớn mất kiểm soát.

Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Căn cứ văn bản đề nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu niên vụ năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng.

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.