Chủ động hội nhập sâu rộng cùng đất nước

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Phát huy truyền thống 45 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông (Công ty Cao su Chư Prông) tiếp tục đặt mục tiêu phát triển bền vững, hội nhập sâu rộng cùng nền kinh tế đất nước.
Dẫn chúng tôi đi dưới tán rừng cao su xanh ngút ngàn, ông Võ Toàn Thắng-Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty-cho biết: “Công ty luôn đặt mục tiêu đẩy mạnh đầu tư sản xuất theo chiều sâu và phát triển thị trường tiêu thụ, phát triển diện tích cao su vững chắc. Sự đổi mới đó đã góp phần đưa Công ty trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu ngành cao su tại Tây Nguyên. Đặc biệt, Công ty là đơn vị duy nhất ở Gia Lai thực hiện thành công dự án chuyển đổi diện tích rừng nghèo sang trồng cao su. Trong năm 2021, Công ty vinh dự được công nhận là 1 trong 100 doanh nghiệp phát triển bền vững của Việt Nam theo chương trình CSI do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố”.
Phát huy những kết quả đạt được, trong những năm tới, Công ty xác định tiếp tục phát triển theo chiều sâu và bền vững, liên kết cao hơn về tài chính, công nghệ và thị trường, tận dụng tối đa nguồn lực đất đai, lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến năm 2030, Công ty phấn đấu có tiềm lực kinh tế mạnh với một tổ chức chặt chẽ và hiệu quả, hội nhập nền kinh tế thị trường trong nước và quốc tế. Tiếp tục đưa năng suất vườn cây đạt cao và bền vững, đời sống cán bộ, công nhân (CBCN) không ngừng được cải thiện, đóng góp cho ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước, cơ sở hạ tầng được nâng cấp hiện đại đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.  
Sản lượng mủ khai thác của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông giai đoạn 2012-2021 đạt 81.613 tấn. Ảnh: Ngọc Bảo
Sản lượng mủ khai thác của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông giai đoạn 2012-2021 đạt 81.613 tấn. Ảnh: Ngọc Bảo
Cũng theo ông Thắng, để đạt mục tiêu này, Công ty đã xây dựng kế hoạch phát triển cho từng giai đoạn và nghiên cứu, bàn bạc để đưa ra các giải pháp phù hợp. Theo đó, Công ty tiếp tục tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới tổ chức, bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh, trách nhiệm, giỏi về chuyên môn; tập trung trí tuệ và nguồn lực, đổi mới nhận thức, phát huy thế mạnh đất đai, con người, đầu tư trang-thiết bị, máy móc, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh, chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho CBCN. Xác định cây cao su là cây đa mục đích, ngoài sản phẩm mủ thì gỗ cao su cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, Công ty tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng vườn cây, chú trọng sử dụng bộ giống mới có năng suất cao, chống chịu được bệnh hại; phấn đấu đưa năng suất bình quân đạt 1,8 tấn/ha vào năm 2025. Đồng thời, thực hiện chuyển đổi một số diện tích đất xấu sang trồng chuối Nam Mỹ xuất khẩu; trồng xen canh cà phê, cây dược liệu và các loại cây lương thực trong vườn cao su nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động.
Bên cạnh phát triển vườn cây, Công ty cũng chú trọng đầu tư thiết bị máy móc, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, ưu tiên sản xuất các sản phẩm truyền thống đã khẳng định được thị phần như: mủ Latex HA, CV50, CV60, SVR3L, SVR10; nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm mà Công ty đang có tiềm năng và lợi thế. Cùng với đó, Công ty đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị nhằm quảng bá thương hiệu và các sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài để tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu; thực hiện tốt chính sách chất lượng đối với khách hàng để duy trì và phát triển thương hiệu, thị phần.
Tổng Giám đốc Công ty Võ Toàn Thắng đi thăm vườn cây. Ảnh: Vũ Thảo
Tổng Giám đốc Công ty Võ Toàn Thắng (đứng giữa) đi thăm vườn cây. Ảnh: Vũ Thảo
“Bên cạnh những thuận lợi thì khó khăn, thách thức do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đặc biệt là lượng cung cao su đã vượt cầu, giá bán không ổn định, sản phẩm khó tiêu thụ đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của CBCN. Do đó, Công ty sẽ tăng cường đổi mới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ, Hội đồng thành viên, Ban Tổng Giám đốc để đưa đơn vị tiếp tục phát triển theo chiều sâu và bền vững. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, lấy con người làm trung tâm của sự phát triển, chăm lo đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các cấp cũng như đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân để tăng hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập cho CBCN, từng bước xây dựng văn hóa cao su Chư Prông mang nét đặc trưng riêng nhưng phù hợp với sự phát triển của địa phương và đất nước”-Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty khẳng định.
Sự lớn mạnh của Công ty Cao su Chư Prông sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành cao su Việt Nam. Tiếp bước truyền thống đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, tập thể CBCN Công ty tin tưởng rằng, dưới sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương, sự quyết tâm, nỗ lực, sáng tạo, đoàn kết của tập thể CBCN, Công ty sẽ sớm hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra. Tất cả vì mục tiêu xây dựng Công ty vững mạnh về mọi mặt, là ngôi nhà chung của CBCN, là chỗ dựa vững chắc và niềm tin của cộng đồng.
VŨ THẢO

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.