Chiều Krông Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tôi luôn ghen tị với những người bạn được sinh ra và lớn lên nơi có dòng sông. Ký ức của họ về dòng sông luôn như một cuốn phim sống động, sâu lắng và dịu dàng khiến tôi luôn mơ mình có thể chạm vào dòng sông ấy dẫu chỉ một lần. Và rồi, tôi được thỏa lòng mong ước khi được chạm sông Ba nơi lòng chảo Krông Pa. Đó là con sông lớn nhất vùng ven biển miền Trung, chảy qua 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Phú Yên.
Krông Pa nằm lọt thỏm giữa bốn bề là núi. Trong mường tượng của tôi trước khi đặt chân đến nơi đây, vùng “chảo lửa” thì ắt hẳn nắng nóng khủng khiếp. Nhưng một sáng nọ, Krông Pa hiện ra trước mắt tôi hiền hòa và đầy sự sống. Những vòng cung núi vây lấy mảnh đất này như bức tường thành kiên cố trấn giữ, bảo vệ. Cây rừng len từ đá mà lên, sắc lá vàng rồi đỏ cam như đang vào thu. Dưới cái nắng nhẹ vàng như mật, tôi ngỡ như Krông Pa đang lọt thỏm giữa vòng tay của nàng thu dịu dàng, kiều diễm. Rồi bỗng mắt tôi dừng lại trên những nhành cây đang trổ hoa. Hoa chi chít trên tất cả các cành cây đỏ chói dưới nắng. Thật lạ, ở Tây Nguyên dường như sắc đỏ và màu vàng được mặc định ở rất nhiều loài. Xa xa, những vùng đất thấp, đàn dê đang thong thả gặm từng lá cỏ tươi non.
Cầu Ia Rmok (huyện Krông Pa). Ảnh: LÊ HÒA
Cầu Ia Rmok (huyện Krông Pa). Ảnh: LÊ HÒA
Chiều bên cầu Ia Rmok, khi những tia nắng cuối ngày thả mình xuống dòng sông Ba, gió mang theo hơi nước lùa vào mặt mát rượi. Mặt sông gợn sóng lăn tăn rồi gió ào lên sóng vỗ vào chân cầu ì oạp. Con thuyền nhỏ chầm chậm trôi trên mặt sông nước màu ngọc bích. Tôi đứng trên cầu phóng tầm mắt về phía những dãy núi lặng im, trầm ngâm. Bên bờ sông, những người nông dân đang hối hả hoàn tất công việc cuối ngày trên ruộng dưa hấu hay cánh đồng trồng cây thuốc lá. Trên cầu, mọi người cũng vội vã qua lại. Tôi lắng nghe tiếng sóng, tiếng gió thì thào, du dương như bản tình ca gửi vào từng hạt phù sa, bồi đắp nên sự sống cho dòng sông trước hành trình xuôi ra biển lớn. Tôi tự ví những dãy núi kia như cánh tay người cha vững chãi bao bọc nơi này, còn dòng sông Ba là mái tóc mẹ hiền hòa uốn quanh các chân núi rồi đi qua những thung lũng để bồi đắp màu mỡ, tạo nên những cánh đồng lúa trù phú. Bất giác, tôi lặng im nhìn dòng nước đang gợn sóng mà thấy nó như một miếng ngọc bích khổng lồ được tạo hóa ban tặng cho vùng đất Tây Nguyên và những nơi nó đi qua. Hẳn dòng sông ấy đã qua bao thác ghềnh, đã gầm gào những dòng cuộn xoáy hung dữ; hẳn cũng đã êm đềm dịu dàng, mơn man hiến tặng những hạt phù sa cho mảnh đất này.
Những giấc mơ về dòng sông như đã được phôi thai sự sống mà tôi không hề hay biết, cho đến khi chạm vào sông Ba. Mọi niềm mong ước như vỡ òa. Tôi hân hoan khỏa tay vào làn nước mát ấy, gặp lại nụ cười cô sơn nữ Jrai mà lòng lâng lâng nhớ sắc hoa pơ lang. Men rượu cần ngọt lịm trên vành môi khiến tôi say trong chiều. Để rồi từ đó, nỗi nhớ Krông Pa cứ nhen nhóm trong tôi.
TRẦN HỒNG VÂN

Có thể bạn quan tâm

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.