Chỉ số DDCI: "Đòn bẩy" nâng cao năng lực điều hành

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Năm 2021 là lần thứ 3 Gia Lai triển khai đánh giá bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI). Được coi là bộ chỉ số kép, DDCI đang dần từng bước tiếp cận mục tiêu mà tỉnh đề ra là nâng cao năng lực điều hành, chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp của cơ quan công quyền.

 Người dân giao dịch tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Ảnh: Quang Tấn
Người dân giao dịch tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Ảnh: Quang Tấn

Những năm qua, Gia Lai luôn quan tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) với nhiều giải pháp cụ thể, đồng bộ. Tuy nhiên, kết quả xếp hạng PCI của tỉnh vẫn chưa thực sự ổn định. Đặc biệt, năm 2020, PCI của tỉnh giảm tới 8 bậc so với năm 2019, xếp vị trí 38/63 tỉnh, thành. Do đó, việc xây dựng và triển khai bộ chỉ số DDCI được coi là giải pháp để nâng cao năng lực điều hành, chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Từ năm 2021 trở đi, với mục tiêu trọng tâm là nâng cao năng lực điều hành, cải thiện môi trường kinh doanh, bộ chỉ số DDCI được hoàn thiện và triển khai trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc: thực tế, gắn kết trách nhiệm, khả thi, trung thực, khách quan… Đối tượng đánh giá chỉ số DDCI gồm nhóm các sở, ban, ngành (18 đơn vị) và nhóm địa phương (17 huyện, thị xã, thành phố). Bộ chỉ số DDCI được đánh giá thông qua 8 chỉ số thành phần: tính minh bạch, tính năng động, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý, vai trò người đứng đầu. Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng cùng các đơn vị liên quan tổ chức triển khai bộ chỉ số DDCI hàng năm. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và Bưu điện tỉnh được giao nhiệm vụ thu-phát phiếu khảo sát và trực tiếp gửi về Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng để tổng hợp, đánh giá.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành nhấn mạnh: Việc triển khai bộ chỉ số DDCI được xem là bước đột phá của tỉnh trong công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền phục vụ người dân, giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác hơn quyết tâm cải cách bộ máy hành chính của tỉnh. Việc cải thiện DDCI một cách quyết liệt, đồng bộ là cần thiết để nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến nhà đầu tư, nâng cao năng lực điều hành của lãnh đạo các sở, ngành cũng như các địa phương.

 Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thị trấn Chư Ty (huyện Đức Cơ) giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Ảnh: Thanh Nhật
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thị trấn Chư Ty (huyện Đức Cơ) giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Ảnh: Thanh Nhật


Qua 2 lần triển khai (năm 2019 và năm 2020) cho thấy, chất lượng điều hành cũng như nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng của các đơn vị đã được cải thiện đáng kể. Cục Thuế tỉnh là một điển hình. Theo đó, hàng trăm thủ tục hành chính được đơn giản hóa, hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt tỷ lệ 99,6%, các hồ sơ trễ hạn đều có thư xin lỗi gửi người nộp thuế; hầu hết các khâu quan trọng trong công tác thuế đều ứng dụng công nghệ thông tin. Năm 2020, Cục Thuế tỉnh dẫn đầu bảng xếp hạng DDCI với 70,79 điểm. Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Lê Minh Nhựt cho biết: Ngành Thuế tiếp tục phấn đấu hướng tới những giá trị cốt lõi là minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới, phục vụ tốt nhất, nâng cao sự hài lòng của người nộp thuế.

Ở nhóm địa phương, thị xã Ayun Pa dẫn đầu bảng xếp hạng DDCI năm 2020. Để có kết quả đó, thị xã đã nỗ lực cải thiện 8 chỉ số thành phần và được cộng đồng doanh nghiệp tại đây ghi nhận. Cụ thể, 80% doanh nghiệp được khảo sát đồng ý về “Khả năng tiếp cận tài liệu, thông tin dễ dàng”, 94,44% doanh nghiệp đánh giá tốt tiêu chí “Cán bộ hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ”, 96,97% doanh nghiệp đồng ý về “Cơ chế phối hợp trong giải quyết công việc cho doanh nghiệp”...

Trong cuộc đua này, các địa phương đã có những thay đổi lớn khi đều tiến hành rà soát, đánh giá đúng thực trạng, hạn chế trong thực hiện các chỉ số thành phần; đồng thời,  xây dựng kế hoạch khắc phục những tồn tại. Ông Trịnh Văn Sang-Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện-cho hay: “Năm 2020 là năm đầu tiên huyện tham gia khảo sát DDCI. Đáng buồn là Phú Thiện có vị trí thấp nhất trên bảng xếp hạng. Trên tinh thần cầu thị, huyện tổ chức rà soát, phân tích, đánh giá lại từng tiêu chí, từ đó tháo gỡ từng khâu để nỗ lực cải thiện vị trí của mình”.

Theo ông Nguyễn Tuấn-Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, năm 2021 là lần thứ 3 Gia Lai triển khai khảo sát, đánh giá chỉ số DDCI với sự tham gia của đầy đủ các sở, ngành và địa phương. Hiệp hội cùng Bưu điện tỉnh vừa hoàn thành việc khảo sát với gần 900 phiếu thu về. Dự kiến kết quả xếp hạng DDCI năm 2021 sẽ được công bố trong quý I-2022.

 

 HÀ DUY
 

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.