Cha lái xe máy 500.000 km tìm được con trai bị bắt cóc 24 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một người đàn ông Trung Quốc đã gặp lại con trai bị bắt cóc sau cuộc tìm kiếm kéo dài 24 năm trên chiếc xe máy.

Trong câu chuyện do đài BBC đăng tải hôm 13-7, người đàn ông kể trên là Guo Gangtang. Cách đây 24 năm, con trai của ông Guo bị những kẻ buôn người bắt cóc ngay phía trước nhà của họ ở tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc.

Theo Bộ Công an Trung Quốc, 2 nghi phạm sau đó bị theo dấu và bị bắt. Nghi phạm nữ họ Tang khai rằng khi nhìn thấy con trai của ông Guo đang chơi một mình bên ngoài nhà của em, bà ta liền đưa cậu bé tới trạm xe buýt, nơi nghi phạm thứ hai - ông Hu, là bạn trai của bà Tang - chờ sẵn.

Cặp đôi đã bán đứa trẻ bắt cóc được tại tỉnh Hà Nam lân cận.

 

 Ông Guo cầm tấm hình con trai hồi nhỏ. Ảnh: BBC
Ông Guo cầm tấm hình con trai hồi nhỏ. Ảnh: BBC
 Người cha lái xe máy tìm con 24 năm. Ảnh: Daily Telegraph
Người cha lái xe máy tìm con 24 năm. Ảnh: Daily Telegraph
Con trai ông Guo. Ảnh: Daily Telegraph
Con trai ông Guo. Ảnh: Daily Telegraph



Lúc phát hiện con trai mất tích vào năm 1997, ông Guo - khi ấy 27 tuổi - lấy xe máy đi khắp hơn 20 tỉnh trên cả nước, vượt qua quãng đường 500.000 km để tìm kiếm. Trong suốt thời gian này, ông Guo gặp một số vụ tai nạn giao thông dẫn tới bị gãy xương và vài lần bị cướp trên đường cao tốc.

Cầm hình con trai, ông Guo kiên trì với mục đích của mình, ngủ dưới gầm cầu và xin tiền mỗi khi cạn túi.

Cuối cùng, ông Guo cũng đoàn tụ với con trai sống ở tỉnh Hà Nam hôm 11-7 nhờ công an xét nghiệm ADN.


 

 
Gia đình ông Guo đoàn tụ. Ảnh: Daily Telegraph
Gia đình ông Guo đoàn tụ. Ảnh: Daily Telegraph

 
Trong quá trình tìm kiếm, ông Guo đã trở thành thành viên nổi bật của các tổ chức liên quan đến người mất tích ở Trung Quốc, đồng thời giúp ít nhất 7 bậc cha mẹ đoàn tụ với những đứa con bị bắt cóc của họ.

Sau khi thông tin ông Guo tìm được con trai lan truyền, mạng xã hội Trung Quốc tràn ngập lời chúc mừng.

"Nhiều bậc cha mẹ có thể đã từ bỏ từ lâu. Ông ấy thật tuyệt vời và tôi thực sự mừng cho ông ấy" - một cư dân mạng viết trên Weibo.

Tại Trung Quốc, tình trạng bắt cóc và buôn bán trẻ sơ sinh là một vấn đề nhức nhối trong nhiều thập kỷ.

Ước tính khoảng 20.000 trẻ em bị bắt cóc mỗi năm tại Trung Quốc. Nhiều đứa trẻ bị bán trong nước và ra nước ngoài.

 

Theo Phạm Nghĩa (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

(GLO)- Ngày 29/4,Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD) khu vực Đông Phi công bố báo cáo số người đang phải trải qua tình trạng thiếu lương thực ở khu vực Đông và Trung châu Phi đã tăng lên 73 triệu người vào tháng 4.

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

(GLO)- Rạng sáng 30-4, các tài xế xe buýt thuộc Công đoàn xe buýt Seoul (Hàn Quốc) đã bắt đầu cuộc biểu tình “làm việc theo quy định” sau khi các cuộc đàm phán về tiền lương bị đổ vỡ vào phút chót bị đổ vỡ. Cuộc biểu tình này có khả năng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xe buýt tại thủ đô nước này.