Cần giải quyết chế độ cho ông Lê Xuân Khánh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ông Lê Xuân Khánh (người đã phục vụ trong quân đội và bảo vệ quần đảo Trường Sa những năm 1975-1977; trú tại tổ dân phố 2, thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông) phản ánh: “Mặc dù tôi đã làm đầy đủ giấy tờ nộp các cơ quan chức năng nhưng vẫn chưa nhận được kết quả giải quyết chế độ thương binh”.

 

Ông Lê Xuân Khánh. Ảnh: H.C
Ông Lê Xuân Khánh. Ảnh: H.C


Trả lời P.V về trường hợp ông Khánh, Thượng tá Nguyễn Thái Vinh-Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự huyện Chư Prông cho biết: “Ông Khánh thuộc đối tượng đề nghị hưởng chế độ thương binh theo Thông tư số 202 ngày 7-11-2013 của Bộ Quốc phòng. Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã làm các thủ tục đề nghị giải quyết chế độ thương binh cho ông Khánh nhưng đến nay chưa thấy cấp trên trả lời”. Còn Thiếu tá Phạm Quang Thụ-Trợ lý Ban Chính sách (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) thì xác nhận: Ban Chính sách đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ thương binh của ông Khánh nhưng đồng chí Trưởng ban đi học nên chưa trả kết quả được (!)

Làm việc với P.V, ông Khánh trưng ra bộ hồ sơ dày cộm có ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, cấp bậc, đơn vị, thời gian công tác, dấu đỏ và chữ ký ngày 2-7-1975 của Thiếu tá Vũ Quang Chỉnh-Thủ trưởng đơn vị Trung đoàn 46. Hồ sơ gồm có: Giấy chứng nhận thời gian công tác XYZ, Giấy chứng nhận tham gia Chiến dịch mùa Xuân 1975, Giấy chứng nhận công tác ở quần đảo Trường Sa, Công văn số 446 ngày 27-4-2015 về việc đề nghị giải quyết chế độ thương binh do Thượng tá Nguyễn Thái Vinh-Chính trị viên (Ban Chỉ huy Quân sự huyện Chư Prông) ký. Ông Khánh kể: Ông thuộc diện được miễn nhập ngũ, vì ở thời điểm đó gia đình đã có 2 anh trai đang tại ngũ. Thế nhưng, đầu tháng 2-1975, ông đăng ký lên đường nhập ngũ và được biên chế vào đơn vị C8, D2, E46, F325, QĐ2. Khoảng 4 giờ sáng ngày 27-4-1975, ông trực tiếp tham gia chiến đấu giải phóng thị trấn Long Thành (tỉnh Đồng Nai) thì bị thương được đưa đi cấp cứu tại Trạm Quân y tiền phương Sư đoàn 325, Quân đoàn 2. Chữa lành các vết thương, sức khỏe hồi phục, đầu tháng 8-1975, ông được điều động ra làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa.

Năm nay, ông Lê Xuân Khánh đã 60 tuổi đời, gần 30 tuổi Đảng. Do vết thương tái phát nên sức khỏe của ông đã giảm sút. Tuy vậy, “Ông vẫn luôn phát huy phẩm chất tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, góp phần tích cực xây dựng khu dân cư văn hóa, xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh”-ông Võ Đình Vĩnh-Bí thư chi bộ tổ dân phố 2 (thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông) nhận xét.

 Hoàng Cư

Có thể bạn quan tâm

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Kỷ niệm với bác Núp

Kỷ niệm với bác Núp

(GLO)- Ngay tôi, tới khi lên Pleiku nhận công tác, cũng đâu nghĩ người mình gặp chiều hôm ấy, cái hôm tôi đi một vòng thám thính trước khi chính thức bước chân vào số 4 Trần Hưng Đạo, trụ sở Ty Văn hóa-Thông tin Gia Lai-Kon Tum đã gặp bác Núp rồi.