Cần chuyển tư duy nông nghiệp đơn thuần sang kinh tế nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, sáng 27/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Ban Kinh tế Trung ương và các bộ, ngành đã tiến hành tổng kết Nghị quyết 26 (Nghị quyết về tam nông) một cách bài bản. 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Nghị quyết về tam nông ở Việt Nam không chỉ là vấn đề giai cấp, mà còn liên quan đến việc nâng cao đời sống người dân phát triển đồng đều, cũng là định hướng xã hội chủ nghĩa quan trọng được Đảng, Nhà nước ta vạch ra trong quá trình phát triển đất nước.
Nghị quyết của Đảng đã đi vào cuộc sống, góp phần giúp nền nông nghiệp chuyển mình phát triển, diện mạo nông thôn thay đổi theo hướng to đẹp hơn, vai trò chủ thể của nông dân được khẳng định, đời sống được nâng lên. 
Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc mạnh mẽ với nhận thức đúng đắn, tích cực triển khai thực hiện. 
Thủ tướng yêu cầu, Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X tiếp tục tiếp thu, tổng hợp ý kiến thông qua các hội nghị chuyên đề, để báo cáo Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới về vấn đề quan trọng này, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 26 trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 
Chỉ rõ bên cạnh thành công chung vẫn còn nhiều tồn tại cần lưu ý, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, cả hệ thống chính trị cần thống nhất việc giải quyết nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ chung, nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, tự lực, tự chủ, tự cường của nông dân trong nền kinh tế hội nhập; giải quyết đồng bộ các vấn đề gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khắc phục sự tự ti, ỷ lại của một bộ phận nông dân. 
Đây chính là quan điểm chiến lược cần tiếp tục khẳng định trong thời gian tới. 
Đảng, Nhà nước cần sát cánh, để làm cuộc cách mạng trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cần chuyển tư duy nông nghiệp đơn thuần sang kinh tế nông nghiệp và hội nhập sâu rộng; cần nhận diện cơ hội và thách thức để nhận diện định hướng chiến lược; khắc phục những tồn tại, yếu kém trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn, để tiếp tục phát triển, nhất là trong thời đại kỷ nguyên số của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương cần có giải pháp khắc phục nền sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, để đáp ứng nhu cầu mới, nguồn lực mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, hội nhập với tư duy mạnh mẽ; chủ động khắc phục, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; tập trung sản xuất nông nghiệp sạch, coi đây là định hướng quan trọng cần thống nhất từ trung ương đến địa phương để người dân yên tâm sử dụng; rà soát các cơ chế, chính sách, pháp luật, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp như: cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh mạnh mẽ hơn...
Thủ tướng hoan nghênh Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Đại sứ quán đã có nhận thức hơn về vấn đề mở rộng thị trường, bởi thị trường là yếu tố quan trọng để bảo đảm đầu ra hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, hạn chế tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa."
Chính vì vậy, cần có tinh thần thay đổi tư duy cách làm sản xuất nông nghiệp cần gắn chặt với nhu cầu thị trường, truy xuất nguồn gốc, sản xuất chất lượng; phát triển, thâm nhập, mở rộng thị trường mới bên cạnh các thị trường truyền thống.
Đồng thời, các bộ, ngành cần chú ý thị trường xuất khẩu mạnh mẽ hơn để mang lại hiệu quả cao. 
Chỉ rõ việc đi liền với vấn đề thị trường là vấn đề vốn, Thủ tướng yêu cầu, hệ thống ngân hàng cung cấp hệ thống tín dụng cần thiết và có cơ chế cần thiết để phục vụ khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, hạn chế cách làm mới để dồn vốn cho khu vực này. Hệ thống ngành nông nghiệp cần chú ý nâng cao trình độ khoa học công nghệ, nâng cao nguồn nhân lực...
Cho ý kiến về từng vấn đề cụ thể, Thủ tướng cho rằng công cuộc xây dựng nông thôn mới toàn diện bền vững gắn với đô thị hóa, bảo vệ môi trường, duy trì văn hóa truyền thống tốt đẹp của nông dân Việt Nam, có kế hoạch mở rộng để đô thị hóa khu vực nông thôn...
Thủ tướng cũng đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện tốt chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, bảo vệ bền vững tài nguyên đất, nguồn nước, nông-lâm nghiệp, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. 
Các địa phương cần quan tâm đúng mức tới việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất kém hiệu quả sang các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực. 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng và lãnh đạo các Bộ NN & PTNT, KH & CN tham gia điều hành Hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng và lãnh đạo các Bộ NN & PTNT, KH & CN tham gia điều hành Hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng cho rằng, vấn đề bảo vệ rừng cũng cần được chú trọng, tình trạng phá rừng còn phổ biến nhiều nơi. Nhiều địa phương có diện tích rừng rất lớn song vẫn chưa đạt hiệu quả sử dụng. 
Báo cáo do Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát trình bày cho thấy Nghị quyết Trung ương 7 khóa X (Nghị quyết 26-NQ/TW) là một Nghị quyết toàn diện về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với các quan điểm, chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, được nhân dân đồng tình, hưởng ứng. 
Nghị quyết đã được các cấp ủy và cả hệ thống chính trị nỗ lực triển khai thực hiện nghiêm túc, tích cực, đạt nhiều kết quả to lớn, thúc đẩy nhanh hơn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cải thiện rõ rệt đời sống của đa số nông dân, đóng góp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của cả nước. 
Cụ thể, tái cơ cấu ngành nông nghiệp đạt nhiều kết quả, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia với tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản tăng 26,25%, tỷ trọng giá trị chăn nuôi tăng lên mức 27,2% (năm 2017). 
Năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nhiều loại nông sản được nâng cao. Xuất khẩu ngày càng tăng với một số loại đã tiến đến việc khẳng định vị thế, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới như: lúa gạo, cao su, càphê, điều, tôm cá, hoa quả nhiệt đới, góp phần tăng trưởng GDP năm 2017 ngành nông nghiệp đạt 2,66%, quy mô GDP của cả ngành tăng gấp 1,25 năm 2018.
Công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phát triển nhanh; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn đã chuyển đổi tích cực. Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sâu rộng được nhiều sự ủng hộ với 3.069 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. 
Trình độ khoa học công nghệ trong nông nghiệp được đẩy mạnh một cách hiệu quả, tạo ra 7,2 triệu lao động nông thôn được đào tạo nghề, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo có chứng chỉ là 13,7%, tăng 5,5% so với năm 2018...
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện Nghị quyết 26 về "Tam nông" vẫn còn những tồn tại, yếu kém. Nền nông nghiệp vẫn chưa khắc phục được những yếu kém nội tại, kinh tế nông thôn đang phát triển không đồng đều, thiếu ổn định. 
Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thu nhập, đời sống của phần lớn nông dân đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Đặc biệt, vấn đề biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường chưa được kiểm soát chặt chẽ...
Tại hội nghị, tham luận của các đại biểu đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, đại diện các đại sứ quán, tổ chức quốc tế đã góp phần làm rõ hơn tình hình triển khai, kết quả, thành tựu thực tế khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X); chia sẻ kinh nghiệm với cách nhìn khách quan, mới mẻ nhằm sáng tỏ tiềm năng, mở ra nhiều cơ hội mới thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam trong tương lai.
Hạnh Phúc (TTXVN/Vietnam+) 

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.