Cải thiện cuộc sống nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Những năm qua, các ngành, địa phương trong tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp nhằm từng bước giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên thoát nghèo.
Gia đình anh Một (làng Dur, xã Glar, huyện Đak Đoa) nỗ lực lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo. Ảnh: M.K

Gia đình anh Một (làng Dur, xã Glar, huyện Đak Đoa) nỗ lực lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo. Ảnh: M.K

Theo chân ông Amlốp-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Dur (xã Glar, huyện Đak Đoa) thăm gia đình anh Một, chúng tôi vui mừng khi thấy ngôi nhà sạch sẽ cùng khu vườn nhỏ xanh mát được chăm sóc cẩn thận. Anh Một kể: Năm 2011, anh lấy vợ. Lúc bấy giờ, cuộc sống rất khó khăn khi gia đình không có đất sản xuất. Lần lượt 3 người con ra đời, gánh nặng cơm áo càng nhân lên. Nhờ hệ thống chính trị của địa phương vận động, vợ chồng anh xóa bỏ được tư tưởng trông chờ ỷ lại, nỗ lực lao động sản xuất nhằm phát triển kinh tế để vươn lên thoát nghèo. “Hiện nay, ngoài đi làm thuê, vợ chồng tôi còn trồng rau màu, chuối và một ít cây cà phê… Chúng tôi sẽ cố gắng tích góp để mua thêm đất sản xuất, nuôi dạy con cái trưởng thành”-anh Một chia sẻ.

Theo ông Amlốp, làng Dur có 250 hộ, hầu hết là người Bahnar. Làng hiện còn 13 hộ nghèo và 19 hộ cận nghèo. Ngoài các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, hệ thống chính trị làng Dur cũng phối hợp cùng địa phương tích cực tuyên truyền, vận động từng bước nâng cao ý thức thoát nghèo cho người dân.

Bà Giang HHuom-Phó Chủ tịch UBND xã Glar-cho hay: “Toàn xã còn 87 hộ nghèo là người DTTS, chiếm 3,75%. Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, chúng tôi tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển sản xuất và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản như: giáo dục, y tế, nước sạch… Đặc biệt, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chủ trương, chính sách về giảm nghèo cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người nghèo, đồng bào DTTS”.

Bà con người DTTS ở huyện Phú Thiện từng bước làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên thoát nghèo bền vững. Ảnh: Mai Ka

Bà con người DTTS ở huyện Phú Thiện từng bước làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên thoát nghèo bền vững. Ảnh: Mai Ka

Đầu năm 2023, huyện Phú Thiện có 1.110 hộ nghèo là người DTTS. Để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, thời gian qua, cả hệ thống chính trị cùng người dân đã triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu. Nhờ đó, đến cuối tháng 9-2023, toàn huyện còn 850 hộ nghèo là người DTTS. Đây là kết quả rất đáng mừng vì bà con DTTS đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững. Bà Huỳnh Thị Tư-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện-cho hay: “Chính quyền địa phương ưu tiên các nguồn vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo nghề; tập trung nguồn lực, giải pháp hỗ trợ hộ nghèo là người DTTS vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, tiếp cận thông tin và việc làm. Ngoài ra, chúng tôi còn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người DTTS nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo, khuyến khích tinh thần tự lực vươn lên của bà con”.

Tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh còn 38.550 hộ nghèo, trong đó có 34.387 hộ nghèo là người DTTS (chiếm 21,26%). Số hộ cận nghèo toàn tỉnh là 37.253 hộ, trong đó có 28.565 hộ DTTS (chiếm 17,66%). Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương và cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để người dân nắm bắt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo.

Theo ông Phạm Trần Anh-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội: Toàn tỉnh còn 43 xã đặc biệt khó khăn, 7 xã biên giới, 384 thôn, làng đặc biệt khó khăn thuộc vùng DTTS và miền núi, đồng bào DTTS chiếm hơn 46% dân số. Một số tập tục lạc hậu của người DTTS đã ảnh hưởng đến việc sản xuất, tiêu dùng. Hộ nghèo, hộ cận nghèo chủ yếu là người DTTS có nhận thức không đồng đều, thiếu kiến thức tổ chức sản xuất, chưa biết cách tích lũy vốn để phát triển kinh tế, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

“Thời gian tới, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS xóa bỏ các tập tục lạc hậu làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo; xây dựng quy ước, hương ước văn minh, tiết kiệm. Cùng với đó là triển khai một số mô hình giảm nghèo, tạo sinh kế giúp người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS biết áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi. Từ đó, các hộ nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, hướng đến thoát nghèo bền vững”-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.