Chư Sê giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” đã được cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) chú trọng thực hiện và đạt được những kết quả tích cực.

Ông Nguyễn Sỹ Thắng-Phó Chủ tịch UBND xã Ayun-cho biết: Ayun là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Chư Sê. Xã có trên 90% dân số là người DTTS, còn lưu giữ một số tập quán canh tác lạc hậu nên đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao...

Trước thực trạng đó, song song với sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xã đã triển khai nhiều giải pháp làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sinh hoạt, sản xuất để giúp người dân vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó, bà con đã dần xóa bỏ các tập tục lạc hậu, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, thu nhập.

Nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm mà gia đình anh Dyen (làng Phăm Kleo Ngol, xã Bar Măih) đã thoát nghèo, trở thành hộ khá giả. Ảnh: N.Q

Nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm mà gia đình anh Dyen (làng Phăm Kleo Ngol, xã Bar Măih) đã thoát nghèo, trở thành hộ khá giả. Ảnh: N.Q

Trò chuyện cùng chúng tôi, bà Đinh Beng (làng Achông) kể: “Trước đây, do không có kỹ thuật sản xuất nên cây trồng đạt năng suất thấp, kinh tế gia đình rất khó khăn. Được chính quyền hỗ trợ cây-con giống, cán bộ đến nhà hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và chi tiêu tiết kiệm, đến nay, cuộc sống gia đình ngày càng ổn định. Gia đình hiện có 6 sào lúa nước 2 vụ, hơn 1,5 ha mì, đậu các loại và 6 con bò. Ngoài ra, nghe lời khuyên của cán bộ, mình tạo điều kiện để 2 con vào Bình Dương làm công nhân, mỗi tháng gửi về phụ giúp bố mẹ hơn 10 triệu đồng. Hiện nay, gia đình đã thoát nghèo”.

Trước đây, gia đình anh Dyen (làng Phăm Kleo Ngol, xã Bar Măih) cũng thuộc diện hộ nghèo. Nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất, gia đình không những thoát nghèo bền vững mà còn trở thành hộ khá giả trong làng. “Ngày trước, tuy có đất sản xuất nhiều nhưng mình chỉ trồng bắp, mì… lại thường xuyên bị mất mùa, giá cả thì bấp bênh. Được cán bộ tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật cũng như hỗ trợ cây giống, năm 2016, mình chuyển dần sang trồng cà phê, cây ăn quả. Với 2 ha cà phê và vườn cây ăn quả, gia đình mình thu về khoảng 200 triệu đồng/năm”-anh Dyen khoe.

Theo ông Nguyễn Văn Thương-Chủ tịch UBND xã Bar Măih, để giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh và bền vững, thời gian qua, xã đã huy động cả hệ thống chính trị tập trung tuyên truyền, vận động nhằm giúp người nghèo thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Đồng thời, phối hợp tổ chức tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, mở các lớp dạy nghề và định hướng việc làm cho đoàn viên, hội viên nghèo là người DTTS; vận động thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, xóa bỏ tập tục lạc hậu, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường...

Từ đó, người dân đã nhận thức đúng đắn và xây dựng nhiều mô hình thoát nghèo bền vững như: trồng chuối đồi, đàn dê thoát nghèo, nuôi bò sinh sản, vườn rau sạch… Đặc biệt, xã đã vận động người dân tái canh hơn 250 ha cà phê già cỗi, kém hiệu quả để trồng giống cà phê có năng suất cao, chất lượng tốt, giúp nâng cao thu nhập. Đến nay, toàn xã còn 125 hộ nghèo, chiếm 8,28% và 135 hộ cận nghèo, chiếm 8,95%.

Gia đình bà Đinh Beng (giữa) là điển hình của làng Achông trong thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên thoát nghèo bền vững. Ảnh: Nguyễn Quang

Gia đình bà Đinh Beng (giữa) là điển hình của làng Achông trong thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên thoát nghèo bền vững. Ảnh: Nguyễn Quang

Trao đổi với P.V, bà Đinh Thị Thông-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Sê-thông tin: Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân. Các tập tục lạc hậu dần được xóa bỏ, không còn hình thức du canh, du cư, phát nương làm rẫy. Đại đa số người dân đã biết áp dụng hình thức thâm canh tăng năng suất, sử dụng máy móc vào các khâu sản xuất như: cày đất, gieo sạ, phun thuốc, tuốt lúa, sử dụng các phế phẩm như vỏ cà phê, rơm rạ để làm phân bón.

Trong giai đoạn 2018-2023, huyện đã triển khai và nhân rộng nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao như: đàn dê thoát nghèo, trồng dâu nuôi tằm, trồng cà phê xen cây sầu riêng... Nhờ đó, tính đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 8,04% và hộ cận nghèo còn 7,76%; thu nhập bình quân đầu người đạt 67,3 triệu đồng.

“Thời gian tới, bên cạnh rà soát, đánh giá và nhân rộng các mô hình hiệu quả, huyện tiếp tục tổ chức các hoạt động tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai cuộc vận động giữa các địa phương, cơ sở, các điển hình tiên tiến để áp dụng tại địa phương. Tăng cường huy động, lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ các đoàn viên, hội viên là người DTTS nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn xây dựng các mô hình giúp nhau phát triển kinh tế, tạo động lực để họ vươn lên thoát nghèo bền vững”-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Sê thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.