Người dân Krông Pa thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) chú trọng triển khai cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS vẫn chiếm 92,2% tổng số hộ nghèo toàn huyện. Vì vậy, thời gian tới, huyện sẽ tập trung triển khai các giải pháp đột phá để giảm nghèo bền vững.

Chị Ksor H'Ra (buôn Thim, xã Phú Cần) cho biết: Trước đây, gia đình chị thuộc diện hộ nghèo. Năm 2020, chị vay 20 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để mua 2 con bò sinh sản. Nhờ chăm sóc tốt, mỗi năm, gia đình có thêm 2 con bê. Khi bê trưởng thành, chị bán lấy tiền trả nợ cho ngân hàng. Đến năm 2022 thì gia đình chị thoát nghèo.

“Đầu năm 2023, gia đình tiếp tục vay thêm 50 triệu đồng để mua bò, nâng tổng đàn bò lên 6 con. Hy vọng mỗi năm sẽ có thêm 3-4 con bê con để nhân đàn, phát triển kinh tế gia đình”-chị HRa chia sẻ.

Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và huyện Krông Pa trao sinh kế cho các hộ nghèo người dân tộc thiểu số ở xã Đất Bằng. Ảnh: L.N

Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và huyện Krông Pa trao sinh kế cho các hộ nghèo người dân tộc thiểu số ở xã Đất Bằng. Ảnh: L.N

Trong khi đó, năm 2017, gia đình chị Nay HYên (buôn Dù) được chọn làm điểm cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” ở xã Ia Mlah. Chị HYên cho hay: “Ngoài được hỗ trợ phân bón, tư liệu sản xuất thì gia đình còn được cán bộ địa phương hướng dẫn cách làm ăn để phát triển kinh tế”.

Theo ông Ksor Nhê-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Mlah, để giúp hộ nghèo vươn lên, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã phân công các thành viên chủ động hướng dẫn các hộ nghèo về mọi lĩnh vực, trong đó đặc biệt chú trọng hướng dẫn cách trồng lúa nước và phương pháp chăn nuôi bò.

Những năm qua, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã vận động hội viên tham gia các mô hình, các tổ liên kết, tổ hợp tác, câu lạc bộ như: tổ hợp tác trồng trọt-chăn nuôi, Câu lạc bộ phụ nữ DTTS tiết kiệm 5-10 triệu đồng, mô hình “5 không, 3 sạch”, “Hộ hội viên DTTS thay đổi nếp nghĩ, thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu vươn lên thoát nghèo bền vững”...

Đến nay, Hội đã xây dựng được 75 câu lạc bộ, mô hình với 5.033 thành viên. Nổi bật có 44 câu lạc bộ “Phụ nữ DTTS tiết kiệm 5-10 triệu đồng” với 1.480 thành viên, 21 tổ tiết kiệm vay vốn với 1.782 thành viên, tổng số tiền tiết kiệm trên 1,8 tỷ đồng. Cùng với các hoạt động hỗ trợ, Hội Phụ nữ các cấp tiếp tục làm tốt công tác ủy thác nguồn vốn cho hội viên vay đầu tư phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, Hội phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh giải ngân với tổng dư nợ trên 2,3 tỷ đồng cho 255 hộ vay vốn.

Từ những hoạt động hỗ trợ của các cấp Hội và nỗ lực của hội viên phụ nữ, toàn huyện có 210 hộ do phụ nữ làm chủ hộ thoát nghèo theo tiêu chí đa chiều. Bà Rơ Ô Lễ-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện-cho biết: “Với những việc làm cụ thể, thiết thực, Hội đã giúp nhiều hội viên DTTS áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống mới năng suất cao vào sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, chị em đã biết chi tiêu một cách hợp lý, có tích lũy để tái sản xuất và chăm lo cho gia đình tốt hơn”.

Người dân xã Uar nhận giống mì mới HN5 có khả năng kháng bệnh khảm lá vi rút để trồng trong vụ mùa 2023. Ảnh: Lê Nam

Người dân xã Uar nhận giống mì mới HN5 có khả năng kháng bệnh khảm lá vi rút để trồng trong vụ mùa 2023. Ảnh: Lê Nam

Trao đổi với P.V, ông Trịnh Thanh Khiết-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện-cho hay: Qua cuộc vận động, đồng bào DTTS không còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước mà cố gắng vươn lên thoát nghèo bằng chính nội lực của mình. Nhiều hộ DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, biết áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý và đưa cây-con giống mới vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước đây.

“Tuy nhiên, Krông Pa vẫn là một trong những huyện có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao của tỉnh, nhất là đồng bào DTTS. Để cuộc vận động đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa và mang lại hiệu quả thiết thực, Mặt trận và các đoàn thể huyện cần tập trung tuyên truyền, vận động người dân, đồng thời triển khai các giải pháp hỗ trợ thoát nghèo bền vững như: nhận giao khoán quản lý bảo vệ rừng gắn với việc sản xuất dưới tán rừng; hỗ trợ người nghèo có đất ở; hỗ trợ phương thức sinh kế bền vững, trong đó tập trung phát triển chăn nuôi cần đảm bảo an toàn vệ sinh phòng bệnh và phải đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc”-ông Khiết nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.