Bữa tiệc bánh xèo trong căn cứ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 1971, Tỉnh ủy Gia Lai mở hội nghị chuyên đề với sự tham dự của 150 đại biểu. Anh em lâu ngày về cứ thì nêu nguyện vọng muốn ăn bánh xèo. Chuyện ấy ở quê, với các hàng bánh thì quá đơn giản. Đằng này núi rừng, không có phương tiện, không ai biết nghề!
Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Bình (tên thường gọi là Đẳng) bàn với ông Phùng-Phó Chánh Văn phòng giải pháp thực hiện ý nguyện của cán bộ cơ sở. Vốn là người luôn quan tâm lo lắng đến đại biểu cấp dưới, trong các hội nghị ở tỉnh, bao giờ Bí thư Tỉnh ủy cũng hỏi: Đại biểu cơ sở ăn uống thế nào? Trước câu hỏi ấy, ông Nguyễn Văn Bá là người trực tiếp phụ trách khâu hậu cần nhà bếp trả lời: Cán bộ cơ sở cũng ăn như cán bộ tỉnh chú ạ! Nghe vậy, Bí thư Tỉnh ủy rất bằng lòng. Ông thường bảo: Phải thế, cấp dưới họ khổ nhiều, về tỉnh cần quan tâm cho chu đáo. Trên ăn thế nào, dưới cũng phải như vậy! Câu nói ấy cứ khắc ghi mãi trong lòng ông Bá. Đó là tâm tình đồng chí, đồng đội trong những ngày kháng chiến gian khổ.
Khi được ông Phùng truyền đạt ý kiến làm bánh xèo cho 150 người ăn trong cảnh rừng núi thiếu thốn đủ thứ, ông Bá trong lòng rất lo, nhưng không nỡ làm lãnh đạo buồn bã thất vọng. Qua một đêm suy nghĩ tính toán, hôm sau, ông yêu cầu Ban sản xuất (bộ phận lò rèn) làm 7 cái khuôn bánh xèo. Gạo được ngâm kỹ để ráo. 4 giờ sáng bắt đầu giã gạo, rây bột. Rồi mổ heo, một phần thịt để luộc, phần thái làm nhân bánh. Măng tươi luộc kỹ thái mỏng xào với thịt heo, thái tơi cho thêm vào bánh. Không khí tấp nập hào hứng như ngày hội lớn.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Thế rồi một sự cố bất ngờ xảy ra, bánh xèo đổ khuôn không hiểu vì sao tất cả đều vón cục. Đổ đi đổ lại vẫn không thành. Các đầu bếp bắt đầu nóng mặt. Người nghĩ tại khuôn không đúng. Người cho rằng tại bột chưa nhuyễn. Người lo kỹ thuật đổ sai…
Đã 5 giờ sáng mà vẫn không có mẻ bánh nào thành công. Ông Bá sực nhớ, hồi ở quê, má đúc bánh xèo luôn chế thêm bột phèn sa vào trong bột gạo. Lại nhớ ra, có lần xuống đồng bằng, gặp cái thứ trong ký ức ấy thì mua về bỏ kho. Không ngờ bỗng có lúc dùng đến. May quá là may. Bữa tiệc bánh xèo lần ấy thành công ngoài tưởng tượng. Xong tiệc trưa, còn đủ dọn cả tiệc chiều. Anh em ai ăn thức lạ cũng tấm tắc khen. Mọi người được bữa thưởng thức món quê nức lòng ngay giữa chốn rừng xanh núi thẳm, chẳng mấy ai biết được sự cố làm các đầu bếp toát mồ hôi hột!
Đó là bữa tiệc nhớ đời với nhiều người, đặc biệt là với ông Bá!
NHÂN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

(GLO)- Ngày 26-6, Công an tỉnh Gia Lai có Công văn số 3986/CAT-PC06 thông báo thời gian cấp, thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cũ).

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar. Ảnh: Ngọc Minh

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar

(GLO)- Những ngày này, tại cánh đồng Đê Bar (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) không khí lao động diễn ra tấp nập, khẩn trương, tiếng máy cày hòa cùng tiếng nói cười của người dân kỳ vọng về một mùa vụ thắng lợi.

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.

null