Bộ Nông nghiệp và Môi trường nêu 8 giải pháp để xuất khẩu sớm đạt 65 tỷ USD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đưa ra 8 giải pháp để đạt mục tiêu xuất khẩu, trong đó xác định việc phân công nhiệm vụ phải bảo đảm 5 rõ: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ thời gian hoàn thành”.

nong-nghiep-xanh-dd.jpg
(Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ký ban hành văn bản về kế hoạch hành động và mục tiêu phát triển của ngành năm 2025. Trong đó phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong năm nay đạt 65 tỷ USD, phấn đấu đạt 70 tỷ USD.

Quan điểm của bộ này là thống nhất từ tư duy đến hành động trong bộ và toàn ngành, cùng nỗ lực, quyết tâm thực hiện đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp để bảo đảm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng ngành và tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2025 được Chính phủ giao.

Kế hoạch hành động trên cũng xác định phải rõ ràng, cụ thể, khả thi, dễ kiểm tra, giám sát, dễ đánh giá; việc phân công nhiệm vụ bảo đảm 5 rõ: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ thời gian hoàn thành.”

Giảm mạnh thủ tục hành chính, khuyến khích phát triển xanh

Theo đó, để đảm bảo mục tiêu đề ra, kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Môi trường nêu 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới.

Thứ nhất là các đơn vị trong toàn bộ cần nâng cao nhận thức, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới trong toàn ngành nông nghiệp và môi trường để đạt mục tiêu tăng trưởng; tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy bộ, cấp ủy các cơ quan, đơn vị thuộc bộ trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan trong việc theo dõi, giám sát thị trường, xúc tiến thương mại; phối hợp với các địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chuyển đổi mạnh sang tư duy kinh tế nông nghiệp; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn.

Thứ hai là hoàn thiện thể chế, chính sách phục vụ tăng trưởng ngành và xuất khẩu nông lâm thủy sản; triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, chiến lược, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, ngân hàng hoàn thiện các cơ chế, chính sách để hỗ trợ các dự án xanh, thúc đẩy tín dụng xanh và đầu tư vào các ngành kinh tế thân thiện với môi trường.

Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ miễn giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp đầu tư kho bãi và hệ thống logistics để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản.

Thứ ba, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt ra giải pháp tập trung cơ cấu lại các tiểu ngành, lĩnh vực và trong từng ngành thực chất, hiệu quả, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng thông qua tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số; đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao hiệu quả từ nông sản có giá trị thấp sang nông sản có giá trị cao; chú trọng xây dựng những vùng nguyên liệu lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát thải thấp.

Giải pháp thứ tư là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ rà soát cắt giảm, đơn giản hoá quy định, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực.

2nongnghiep.jpg
(Ảnh minh họa. Nguồn: Vietnam+)

Theo đó, cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp và môi trường đặt mục tiêu sẽ bảo đảm mỗi lĩnh vực giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính, các đơn vị giải quyết thủ tục hành chính giảm ít nhất 30% thời gian xử lý, giảm ít nhất 30% chi phí chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính; bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết.

Kiểm soát sản phẩm, ứng phó với những thay đổi liên quan đến thuế

Thứ năm, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng xác định sẽ thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong cấp phép, kiểm soát mã số vùng trồng, vùng nuôi, ao nuôi bảo đảm truy xuất nguồn gốc; nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch nông sản quốc gia để đưa nông sản Việt Nam đến thị trường quốc tế nhanh và hiệu quả hơn.

Theo đó, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy yêu cầu các đơn vị trong bộ và ngành, tăng cường chuyển đổi số; thực hiện đột phá trong ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là các biện pháp canh tác bền vững, các giải pháp khoa học công nghệ, rải vụ hiệu quả nhằm giảm chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Triển khai hiệu quả Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”; đẩy mạnh ứng dụng viễn thám và trí tuệ nhân tạo để quan trắc, giám sát, quản lý vùng trồng, cơ sở nuôi, đánh giá sản lượng cây trồng chủ lực, kiểm kê rừng; theo dõi giám sát và phân tích dữ liệu thời tiết, đất đai, sâu bệnh; phát hiện bệnh sớm thông qua hình ảnh vệ tinh và thiết bị bay không người lái…

Giải pháp thứ sáu là thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. Theo đó, đối với thị trường xuất khẩu, ngành nông nghiệp xác định sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường, đàm phán để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và mở cửa xuất khẩu chính ngạch thêm nhiều nông sản vào thị trường truyền thống, các thị trường có tổng kim ngạch xuất khẩu lớn (Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nga, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc...); mở cửa các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng với phương châm đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, góp phần từng bước giảm xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới phía Bắc.

Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ xây dựng Bộ tiêu chí phân loại thị trường, xác định chỉ tiêu xuất khẩu theo tiểu ngành, lĩnh vực và thị trường, đặc biệt thị trường còn nhiềm tiềm năng; xây dựng báo cáo thị trường xuất khẩu nông sản, giải pháp ứng phó đối với những thay đổi liên quan đến thuế, xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật,… tại các thị trường Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.

Đối với thị trường trong nước, kế hoạch hành động yêu cầu phải có lộ trình, phương án giải pháp rõ ràng đẩy mạnh tiêu thụ nội địa đối với những sản phẩm có tính thời vụ cao (như rau, hoa, quả), dễ bị tác động của điều kiện tự nhiên, thời tiết, làm giảm phẩm cấp, chất lượng; có giải pháp ổn định thị trường, kiểm soát sự biến động giá của một số mặt hàng nông sản, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp.

Thứ bảy là thúc đẩy mạnh mẽ các ngành, lĩnh vực hỗ trợ sản xuất nông, lâm, thủy sản; khơi thông nguồn lực nội tại của ngành nông nghiệp và môi trường, tạo không gian mở, động lực mới thúc đẩy sản xuất hàng hóa lớn; xây dựng, cập nhật các kịch bản phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; theo dõi chặt chẽ thời tiết, khí tượng thủy văn, xâm nhập mặn; hướng dẫn các địa phương công tác quản lý an toàn đập mùa mưa lũ, quản lý đê điều, hồ chứa thủy lợi.

Giải pháp thứ tám là đẩy mạnh truyền thông phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, tiêu biểu; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương để tập huấn, tuyên truyền, hỗ trợ các địa phương thực hiện tốt phương án phân cấp, phân quyền để giải quyết tốt các yêu cầu của người dân và doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Theo Hùng Võ (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.