Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn trường học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 17/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn trường học.
Trường Tiểu học Vĩnh Trường (phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), nơi có nhiều em học sinh nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn sáng 5/4. Ảnh: Phan Sáu/TTXVN
Trường Tiểu học Vĩnh Trường (phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), nơi có nhiều em học sinh nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn sáng 5/4. Ảnh: Phan Sáu/TTXVN

Theo đó, gần đây đã xảy ra một số vụ việc mất an toàn đối với trẻ em mầm non, học sinh trong cơ sở giáo dục như bạo lực học đường, ngộ độc thực phẩm, đuối nước, tai nạn giao thông... làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của trẻ em, học sinh, gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội.

Để tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình học sinh và cộng đồng về phòng, chống bạo lực học đường; an toàn giao thông, đuối nước, vệ sinh an toàn thực phẩm và các tai nạn thương tích thường gặp khác.

Các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh ứng phó, phòng chống, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra vi phạm đến an toàn trường học. Nâng cao hiệu quả thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa, quy chế dân chủ trong nhà trường.

Các cấp quản lý giáo dục phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể, cơ quan chức năng liên quan trong công tác bảo đảm an toàn trường học; giữ mối liên hệ thường xuyên, kịp thời với gia đình và địa phương để nắm bắt tình hình; xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn ; quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh; tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo an toàn trường học trong các cơ sở giáo dục.

Các cơ sở giáo dục cần tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị định số 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng, chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên; Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non; Thông tư số 18/2023/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.

Có thể bạn quan tâm

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp (Hà Nội) cho rằng, khi đã có quy định về các trường hợp “cấm” dạy thêm học thêm, nếu giáo viên vi phạm sẽ phải chịu hình thức kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc.

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

(GLO)- Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vừa công bố thông tin sẽ dành 15% chỉ tiêu để xét tuyển thẳng năm 2025, trong đó ưu tiên tuyển học sinh thuộc 149 trường THPT trên cả nước bằng điểm học bạ. Tỉnh Gia Lai có Trường THPT chuyên Hùng Vương nằm trong danh sách ưu tiên này.

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Hôm nay (14/2), Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực. Trước giờ “G”, do chưa thể đăng ký kinh doanh cũng như chưa tìm được trung tâm “bảo trợ”, nhiều giáo viên đã tạm ngưng dạy hoặc dạy online để tìm cách thích ứng.

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

(GLO)- Khoảng thời gian đầu năm là lúc các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đồng loạt đưa ra phương thức xét tuyển đầu vào đối với học sinh tốt nghiệp THPT. Các em học sinh lớp 12 sẽ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Điều quan tâm lúc này là làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

(GLO)- Hành trình dạy tiếng Anh cho trẻ em yếu thế của nam sinh Nguyễn Viết Minh-Lớp 8.1, Trường THCS Lý Tự Trọng (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) thời gian qua đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng. Bằng việc làm này, em đã biến tình yêu Anh ngữ của mình trở nên thiết thực, đầy ý nghĩa.