Giải quyết “gốc rễ” bạo lực học đường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sự việc nam sinh đang học lớp 10, Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 11, TPHCM) bị một học sinh cùng trường đánh đến mức nhập viện với chẩn đoán nứt xương trán, nhiều chỗ trên người bầm dập, phù nề, hai mắt thâm đen một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng.

Đáng nói, khi nam sinh này bị đánh, một nhóm 8 học sinh khác đứng nhìn mà không hề có sự can ngăn. Tường trình của các em khiến không ít phụ huynh, giáo viên giật mình lo lắng trước sự vô cảm và xu hướng bạo lực gia tăng ở lứa tuổi học trò.

Trước đó, tại một trường THCS ở quận Tân Phú (TPHCM), một phụ huynh có con đang học lớp 6 phải nhiều lần gặp giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu vì con bị nhiều bạn trong lớp lập tài khoản TikTok nói xấu, đồng loạt tẩy chay khiến bé sợ hãi khi đến trường. Khi được thầy cô nhắc nhở, nhiều học sinh từng tham gia nói xấu cho biết “con thấy vui nên bắt chước bạn làm theo”… Ở lứa tuổi 12, các em chưa hiểu hết mức độ nghiêm trọng của việc hùa theo, gián tiếp tham gia vào các hành vi bạo lực học đường. Nếu không được thầy cô và cha mẹ kịp thời định hướng, thói quen bạo lực được bình thường hóa, trở thành mối đe dọa lớn đối với việc phát triển hành vi và nhân cách của học sinh.

Hiện nay, trách nhiệm giáo dục học sinh được giao cho nhà trường, cụ thể là giáo viên chủ nhiệm phải theo sát việc học tập lẫn giao tiếp, ứng xử của học sinh. Tuy nhiên, thầy cô giáo không thể ở bên cạnh học sinh 24/24 giờ mà cần sự đồng hành, phối hợp của gia đình cũng như các tổ chức đoàn thể mà học sinh tham gia. Đặc biệt, khi xử lý các vụ việc học sinh tham gia bạo lực học đường, các hình thức xử phạt nặng (như buộc thôi học, kỷ luật hạ hạnh kiểm, viết kiểm điểm) thôi chưa đủ mà cần kết hợp nhiều biện pháp khác như tìm hiểu tâm tư, tình cảm của học sinh, giúp các em nhận ra tác hại của hành vi bạo lực, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội vì cộng đồng để hiểu được giá trị của sự chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.