Bộ GD-ĐT: Nghiên cứu giao kỳ thi tốt nghiệp THPT về địa phương

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Lần đầu tiên, Bộ GD-ĐT công bố sẽ nghiên cứu lộ trình để giao kỳ thi tốt nghiệp THPT về cho các địa phương, thay vì tổ chức một kỳ thi có tính quốc gia như hiện nay.

Cuối giờ chiều nay 29.11, tại cơ quan Bộ GD-ĐT ở Hà Nội diễn ra cuộc họp báo về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Ông Huỳnh Văn Chương, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), giới thiệu nội dung Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Nội dung nổi bật của quyết định này là Bộ GD-ĐT đã chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn.

Ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, thông tin tại cuộc họp báo
Ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, thông tin tại cuộc họp báo

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục nghiên cứu theo lộ trình để tiến tới giao kỳ thi về cho các địa phương. Ông Chương cho biết, khi đủ điều kiện để thực hiện phân cấp cho các địa phương, các cơ sở giáo dục tổ chức kỳ thi đánh giá chất lượng đầu ra ở cấp THPT thay cho phương thức một kỳ thi quốc gia, trong cùng một thời điểm như hiện nay.

Đây là lần đầu tiên, Bộ GD-ĐT khẳng định sẽ thực hiện lộ trình phân cấp mạnh mẽ này. Trước mắt, việc tổ chức kỳ thi vẫn được phân cấp như hiện nay.

Cũng theo ông Chương, khi xây dựng phương án thi từ năm 2025, Bộ GD-ĐT đã tuân thủ một số nguyên tắc như bám sát chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; bám sát các quy định của pháp luật liên quan đến thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh; bám sát mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; kế thừa, phát huy những kinh nghiệm quý báu tích lũy được trong giai đoạn 2015 - 2023.

Trong đó, đáng chú ý là nguyên tắc bám sát mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018: giáo dục THPT là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bảo đảm học sinh được tiếp cận nghề nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng yêu cầu tính hệ thống, đồng bộ giữa đổi mới các kỳ thi quốc gia với kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ trong quá trình dạy học phải được đảm bảo.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.