Bộ GD-ĐT lấy ý kiến về quy hoạch cơ sở giáo dục cho người khuyết tật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục đặc biệt quốc gia, hiện cả nước có 14 Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, 25 trường giáo dục chuyên biệt cấp tỉnh, 23 trường chuyên biệt cấp huyện.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đơn vị này đang lấy ý kiến về quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục và hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thiếu và phân bố không đều

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cam kết quốc tế, mạng lưới các cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật và hệ thống Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ngày càng mở rộng. Sự tham gia của các cơ sở giáo dục người khuyết tật ngoài công lập ngày càng đa dạng, tập trung ở các đô thị, góp phần giảm gánh nặng cho các cơ sở công lập chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Cơ sở pháp lý đối với hoạt động của các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dần được hoàn thiện, góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của các trung tâm và công tác hỗ trợ giáo dục hòa nhập ở các cấp học.

Tuy nhiên, hệ thống các trung tâm vừa thiếu về số lượng, vừa phân bố không đồng đều theo các vùng, miền. Nhiều tỉnh, thành phố còn chưa có các cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật nhưng khó thành lập do thiếu chiến lược, quy hoạch hệ thống dẫn đến chưa huy động được nguồn lực của cộng đồng và các tổ chức cá nhân.

Cụ thể, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục đặc biệt quốc gia, tính đến năm 2023, cả nước có 14 Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, 25 trường giáo dục chuyên biệt cấp tỉnh, 23 trường chuyên biệt cấp huyện.

Trong số đó, chỉ có 2,9% trường có thiết kế với trẻ khuyết tật, 9,9% trường có công trình vệ sinh thiết kế phù hợp với người khuyết tật; có 1/6 số trường tiểu học và 1/10 số trường trung học cơ sở có giáo viên được đào tạo phù hợp để dạy học hòa nhập cho trẻ em khuyết tật; có 1/7 giáo viên mầm non được đào tạo để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh, để người khuyết tật có cơ hội tốt hơn trong giáo dục, đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục, mục tiêu tổng quát là phải phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và các Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trong hệ thống giáo dục quốc dân đảm bảo về cơ cấu, số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ giáo dục có chất lượng của người khuyết tật ở tất cả các địa phương trong phạm vi cả nước.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương trao tặng các món quà tới học sinh trường chuyên biệt trên địa bàn Thủ đô. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương trao tặng các món quà tới học sinh trường chuyên biệt trên địa bàn Thủ đô. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Mục tiêu cụ thể là đến năm 2025, 50% số tỉnh, thành trong cả nước có ít nhất một Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Đến năm 2030, 100% các tỉnh, thành trong cả nước có tối thiểu một Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

Phải khả thi và thuyết phục

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các tọa đàm để lấy ý kiến về việc phải xây dựng Quy hoạch Hệ thống cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật và hệ thống Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và nhận được sự tán thành cũng như nhiều ý kiến đóng góp.

Đại diện của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng cùng với các giải pháp tổng thể thì phải đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.

Đại diện Hội Người mù Việt Nam đề nghị nên có giải pháp để chính những người khuyết tật có cơ hội làm việc tại các Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Đại diện Hội Người điếc Việt Nam kiến nghị trong bảng quy hoạch cần quan tâm đến các cấp học để những người khuyết tật nói chung và người điếc nói riêng có cơ hội được học lên cao hơn.

Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng cần phải quan tâm hơn nữa tới đối tượng trẻ tự kỷ cũng như cần có chính sách để những người khuyết tật có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhận định những ý kiến đóng góp là rất quan trọng vì quy hoạch phải có tính khả thi và thuyết phục mới có thể triển khai trong thực tiễn. Việc lựa chọn minh chứng phải rõ ràng, có tiêu chí để xây dựng cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho người khuyết tật. Việc quy hoạch các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải được hiểu một cách đúng và đủ nhất. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải thật rõ ràng; trong đó phải có quy định về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên hỗ trợ tại các trung tâm.

Bên cạnh việc lấy ý kiến về Quy hoạch Hệ thống cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật và hệ thống Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang lấy ý kiến về một số nội dung chính quy hoạch hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Thứ trưởng Ngô Thị Minh, hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là hai hệ thống có tính gắn kết với nhau và có nhiều vấn đề đặt ra trong quá trình quy hoạch và hoàn thiện. Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành triển khai đánh giá thực trạng đúng, trúng và đã bước đầu xây dựng nội dung quy hoạch.

Tuy nhiên, bà Minh cho rằng để quy hoạch hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập hiệu quả, cần có những ý kiến chuyên môn sâu từ đại diện các bộ, ngành có liên quan, các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm đến từ các tổ chức cùng ý kiến từ các cơ sở giáo dục chuyên biệt để có góc nhìn tổng quát, toàn diện cũng như tính khả thi khi quy hoạch hoàn thiện và đi vào thực tế trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.