Bình Định: Một người đuối nước thương tâm khi đi mò ốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong khi đi mò ốc, một người đàn ông ở Bình Định bị trượt chân rơi xuống khu vực nước sâu và đuối nước thương tâm.

Sáng 11.9, lãnh đạo xã Phước An (H.Tuy Phước, Bình Định) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra một vụ đuối nước thương tâm.

Nạn nhân bị đuối nước là anh Lê Viết T. (32 tuổi, ở thôn An Hòa 2, xã Phước An, H.Tuy Phước, Bình Định). Anh T. được xác định bị đuối nước trong khi đi mò ốc.

Người dân đến chia buồn cùng gia đình anh T. Ảnh: NGUYỄN QUỐC ĐẠT

Người dân đến chia buồn cùng gia đình anh T. Ảnh: NGUYỄN QUỐC ĐẠT

Trước đó, vào khoảng 17 giờ ngày 10.9, anh T. đến khu vực sông Hà Thanh (thuộc địa bàn xóm 3, thôn Bình An 1, xã Phước Thành, H.Tuy Phước) để mò ốc. Tuy nhiên, không may anh T. bị trượt chân xuống chỗ nước sâu, mất tích.

Phát hiện sự việc, người dân gần đó đã hô hoán nhau tìm kiếm và báo cáo với cơ quan chức năng.

Nhận được tin báo, lực lượng PCCC-CNCH, Công an tỉnh Bình Định và đội SOS 115 (tỉnh Bình Định) đã có mặt tại hiện trường phối hợp cùng người dân tìm kiếm. Đến 18 giờ 30 cùng ngày, thi thể anh T. đã được tìm thấy.

Ngay trong đêm, thi thể của anh T. được lực lượng chức năng bàn giao cho gia đình để lo mai táng.

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Krông Pa đã triển khai các điểm hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ thông tin. Bước đầu các điểm hỗ trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Nhờ thay đổi tư duy sản xuất, đời sống gia đình bà Đinh Bom đã thay đổi nhanh chóng với thu nhập hàng năm trên 500 triệu đồng. Ảnh: N.Q

Khởi sắc làng Tơ Drăh

(GLO)-Nhờ thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, làng Tơ Drăh (xã Bar Măih, huyện Chư Sê) đã có nhiều khởi sắc và đạt chuẩn nông thôn mới.

Chuyện những người làm truyền thông ngành Y

Chuyện những người làm truyền thông ngành Y

(GLO)- Nhằm giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có kiến thức trong chăm sóc sức khỏe, phòng-chống dịch bệnh, đội ngũ cán bộ truyền thông ngành Y tỉnh Gia Lai đã không quản ngại khó khăn, tiếp cận địa bàn để tuyên truyền, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

"Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null