Biển số ngũ quý 9 của Hà Nội trúng đấu giá kỷ lục hơn 75 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngay từ những phút đầu lên sàn, biển 30K-999.99 được trả tới 50 tỷ đồng; kết thúc cuộc đấu giá, biển số ngũ quý 9 này xác lập kỷ lục 75,275 tỷ đồng.

Sáng 13/1, loạt biển số ô tô đẹp tiếp tục được đưa lên sàn đấu giá trực tuyến.

Đáng chú ý, ở khung giờ 10h15-10h45 có biển số "siêu VIP" ngũ quý 9 của Hà Nội dành cho xe con là 30K-999.99. Sau 30 phút, biển số này xác lập kỷ lục về mức đấu giá từ trước đến nay, với số tiền trúng đấu giá 75,275 tỷ đồng.

Biển số 30K-999.99 trúng đấu giá kỷ lục hơn 75 tỷ đồng.

Biển số 30K-999.99 trúng đấu giá kỷ lục hơn 75 tỷ đồng.

Theo ghi nhận về diễn biến trả giá, biển 30K-999.99 lúc lên sàn khoảng 4 phút đã đạt mức trúng đấu giá 50 tỷ đồng. Đến phút thứ 23, tài sản này được một khách hàng trả đến hơn 70 tỷ đồng. Sau 30 phút đấu giá, biển số đã đạt mức kỷ lục nêu trên.

Như vậy, tính từ thời điểm diễn ra các cuộc đấu giá biển số xe (15/9/2023), trong số hơn 11.200 biển số đấu giá thành công, biển 30K-999.99 đang giữ kỷ lục về mức trúng đấu giá.

Hôm 2/1, biển số 88A-666.66 thuộc dải số tỉnh Vĩnh Phúc được khách hàng chốt đấu giá tới 29,43 tỷ đồng. Một số người sưu tầm biển số đẹp ở Hà Nội cho rằng biển 88A-666.66 mang nhiều ý nghĩa về "phát lộc", do vậy được đánh giá là biển số có giá trị.

Tuy nhiên, với mức giá hơn 29 tỷ đồng, họ có cùng quan điểm là rất khó nhận định người trúng đấu giá có hoàn thành nghĩa vụ tài chính để nhận biển số về hay không.

88A-666.66 là biển số có mức giá cao thứ hai được trả trong một cuộc đấu giá, chỉ sau biển số 51K-888.88 (TP.HCM) với mức giá hơn 32 tỷ đồng trong phiên 15/9. Tuy nhiên, người trả giá hơn 32 tỷ đồng sau đó đã không thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo thời gian quy định.

Tới sáng 21/10, biển 51K-888.88 được đưa ra đấu giá lại với số tiền chốt ở cuối phiên là 15,265 tỷ đồng. Khách hàng trả giá này sau đó đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Trong cuộc đấu giá sáng nay cũng ghi nhận biển số 99A - 688.88 (tỉnh Bắc Ninh) được trả với mức giá 3,745 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Sôi nổi phong trào "Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi"

Sôi nổi phong trào "Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi"

(GLO)- “Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi” là phong trào truyền thống của ngành cao su trong và ngoài tỉnh Gia Lai. Không chỉ dấy lên không khí thi đua sôi nổi, phong trào còn góp phần trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đào tạo đội ngũ công nhân vững lý thuyết, giỏi thực hành.

Các đảng viên, cán bộ, công chức xã Phú Cần sinh hoạt định kỳ hàng tuần việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ảnh: Lê Nam

Phú Cần áp dụng công nghệ số trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(GLO)- Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiệu quả, Đảng uỷ xã Phú Cần (huyện Krông Pa) đã áp dụng công nghệ thông qua phần mềm Kahoot (Phần mềm trắc nghiệm online miễn phí) và đã được đội ngũ cán bộ, công chức của xã đón nhận và hưởng ứng nhiệt tình.

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.