Bế mạc ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số thị xã An Khê lần thứ I năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi tại làng Hòa Bình (xã Tú An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai), ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số thị xã An Khê lần thứ I năm 2023 đã chính thức bế mạc vào tối 18-10. 

Ngày hội thu hút khoảng 180 nghệ nhân, vận động viên đến từ đoàn nghệ nhân các làng Nhoi, Hòa Bình, Pơ Nang, đội cồng chiêng nhí thuộc Trường Tiểu học Lê Văn Tám (xã Tú An) và làng Pốt (xã Song An).

Phó Chủ tịch UBND thị xã An Khê Lê Thị Hồng Minh trao giải nhất toàn đoàn cho đại diện đoàn nghệ nhân làng Hòa Bình (xã Tú An, thị xã An Khê). Ảnh: Ngọc Minh

Phó Chủ tịch UBND thị xã An Khê Lê Thị Hồng Minh trao giải nhất toàn đoàn cho đại diện đoàn nghệ nhân làng Hòa Bình (xã Tú An, thị xã An Khê). Ảnh: Ngọc Minh

Diễn ra trong 2 ngày (ngày 17 và 18-10), ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số thị xã An Khê lần thứ I năm 2023 với nhiều hoạt động hấp dẫn. Tại phần lễ, các đoàn nghệ nhân đã mang đến ngày hội một không gian văn hóa đầy màu sắc, đậm nét truyền thống.

Dưới cây nêu cao vút, bên ánh lửa thiêng bập bùng, các nghệ nhân đã tái hiện chân thực lễ đâm trâu, lễ mừng nhà mới, lễ mừng lúa mới và lễ cầu mưa. Lời khẩn cầu trời đất, các vị thần phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, đoàn kết, thuận hòa, trồng trọt cây lúa, cây ngô, cây mì tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc, vang vọng trời cao, hòa cùng tiếng cồng chiêng trầm bổng, điệu xoang uyển chuyển làm cho buổi lễ thêm phần trang trọng, đặc sắc.

Đoàn nghệ nhân làng Pơ Nang, xã Tú An, thị xã An Khê say sưa tạc tượng. Ảnh: Ngọc Minh

Đoàn nghệ nhân làng Pơ Nang, xã Tú An, thị xã An Khê say sưa tạc tượng. Ảnh: Ngọc Minh

Trong phần hội, các đội phân công nhóm 2-5 người tham gia thi dệt thổ cẩm, đan lát, tạc tượng, chế biến món ăn truyền thống của người dân bản địa như: Cơm lam, gà nướng, heo nướng, cá núi nướng, nước bầu, rượu ghè…Và cùng nhau tham gia thi đấu các môn thể thao truyền thống, trò chơi dân gian: Kéo co, chạy cà kheo, bắn nỏ, đẩy gậy, nhảy bao bố.

Kết thúc ngày hội, Ban tổ chức trao 120 giải nhất, nhì, ba, khuyến khích cho các nghệ nhân, vận động viên đạt thành tích xuất sắc ở các nội dung thi đấu. Đoàn nghệ nhân làng Hòa Bình giành giải nhất toàn đoàn.

Nhóm phụ nữ đội nghệ nhân làng Pốt, xã Song An, thị xã An Khê tham gia thi nấu các món ăn truyền thống. Ảnh: Ngọc Minh

Nhóm phụ nữ đội nghệ nhân làng Pốt, xã Song An, thị xã An Khê tham gia thi nấu các món ăn truyền thống. Ảnh: Ngọc Minh

Phát biểu bế mạc ngày hội, Phó Chủ tịch UBND thị xã An Khê, Trưởng Ban tổ chức ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số thị xã An Khê lần thứ I năm 2023 Lê Thị Hồng Minh khẳng định: Thông qua ngày hội nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Bahnar trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng các dân tộc thị xã; là dịp để các nghệ nhân, vận động viên giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa cộng đồng; góp phần củng cố, thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa các làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã.

Có thể bạn quan tâm

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú ở xã Tùng Ảnh (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), nhưng ông sinh ngày 1/5/1904 tại Thành An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vùng đất sinh ra đồng chí Trần Phú cũng là một nơi sơn thủy hữu tình, “địa linh nhân kiệt” và ghi dấu sự hình thành vùng đất Phú Yên.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Những cánh hoa bay

Những cánh hoa bay

(GLO)- Có những cung đường đã theo ta suốt từ những năm tháng tuổi thơ cho đến ngày mái tóc đã bắt đầu lấm chấm sợi trắng. Những cung đường ấy mỗi lần ngang qua là một trời ký ức ùa về. Nơi đó có những cây chò nâu cao vút, những đứa trẻ nhặt đầy tay những cánh hoa xoay xoay cuốn theo chiều gió.

Cà phê một mình

Cà phê một mình

(GLO)- Trong cuộc sống, chúng ta luôn cần có người thân, gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, đôi khi mỗi người cũng cần một chút riêng tư để có thời gian mà ngẫm ngợi, mà rà soát, kiểm tra xem cái cỗ máy đời ta có… xộc xệch hay sai hỏng chỗ nào không?
Nồng nàn phố

Nồng nàn phố

(GLO)- Tiết trời đã bắt đầu chuyển sâu vào hạ. Những đợt nắng nóng nối nhau làm cho cả con người lẫn cỏ cây “khó ở”.