Chất xúc tác để bảo tồn, phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Một mùa lễ hội trên cao nguyên Gia Lai sẽ diễn ra vào đầu tháng 11 này với nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn. Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa-Du lịch tỉnh Gia Lai, Festival Văn hóa cồng chiêng với chủ đề “Những sắc màu văn hóa” quy tụ khoảng 1.000 nghệ nhân người Bahnar, Jrai tại chỗ và cộng đồng các dân tộc thiểu số ở một số tỉnh Tây Nguyên cùng phô diễn những nét độc đáo, đặc sắc nhất của không gian văn hóa cồng chiêng.

Cuộc hội ngộ càng thêm ý nghĩa khi mà đoàn nghệ nhân người Jrai của tỉnh Gia Lai vừa trở về sau chuyến tham gia biểu diễn tại Lễ hội âm thanh thế giới (Jeonju International Sori Festival) trên đất Hàn Quốc. Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch), Trưởng đoàn nghệ nhân-chia sẻ: “Tham gia Lễ hội âm thanh thế giới, giữa các thiết bị, âm nhạc hiện đại, trong tổng số 11 quốc gia tham dự, chỉ có Việt Nam và Chile đem âm nhạc dân gian lên sân khấu. Cũng bởi vậy mà chúng tôi nhận được sự quan tâm, theo dõi và ủng hộ của đông đảo khán giả trong suốt các chương trình. Trở về từ Hàn Quốc, mỗi nghệ nhân trong đoàn đều mang theo một niềm tự hào rất lớn, mong muốn được lan tỏa, chia sẻ những trải nghiệm của bản thân tại “xứ sở kim chi”, từ đó khơi dậy trong mỗi người dân tình yêu, khát khao được trình diễn, đưa cồng chiêng vươn ra khỏi không gian buôn làng, tôn thêm giá trị để bảo tồn, phát huy bản sắc”.

Các nghệ nhân tham gia biểu diễn cồng chiêng đường phố. Ảnh: Đức Thụy

Các nghệ nhân tham gia biểu diễn cồng chiêng đường phố. Ảnh: Đức Thụy

Cũng từ những hình ảnh, clip được chia sẻ, qua lời kể của 14 nghệ nhân sau khi trở về, có lẽ hàng chục, hàng trăm nghệ nhân trong các ngôi làng cũng đang mong chờ, háo hức để được tấu lên điệu cồng chiêng trong sự theo dõi, cổ vũ của công chúng tại các sự kiện văn hóa mà gần nhất chính là Festival Văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai sắp tới. Sự kiện là một cơ hội lớn để mỗi thành viên tham gia nhận thấy tầm vóc, vai trò, trách nhiệm “chủ nhân” của di sản không gian văn hóa cồng chiêng, từ đó cố gắng luyện tập thuần thục, nhuần nhuyễn, đưa hồn cốt vào trong từng âm điệu. Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ cho rằng, việc tổ chức định kỳ Festival Văn hóa cồng chiêng như một chất xúc tác cho công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị mang tính bản sắc của Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Bởi qua mỗi kỳ lễ hội, bà con lại thêm một lần được nhắc nhở về nét văn hóa đặc sắc mà cha ông truyền lại từ ngàn đời, được khích lệ để khôi phục và bảo tồn, học hỏi và phát huy hơn nữa.

Festival Văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai năm nay không nằm ngoài ý nghĩa bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Ngoài thưởng thức các tiết mục cồng chiêng đặc sắc tại đêm khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch tỉnh, người dân và du khách cũng được tham gia chương trình lễ hội đường phố với màn diễu hành, biểu diễn của các đội cồng chiêng. Cùng với đó, không gian rợp bóng cây của Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) là địa điểm lý tưởng để các đơn vị tái hiện lại không gian buôn làng vào dịp lễ hội, rộn ràng cồng chiêng. Một số địa phương cũng sẽ phục dựng các lễ cúng có ý nghĩa quan trọng trong đời người theo phong tục truyền thống của người bản địa.

Đáng chú ý hơn khi Festival Văn hóa cồng chiêng năm nay là một trong những nội dung được cụ thể hóa của bản thỏa thuận hợp tác phát triển giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2025. Cùng với việc tổ chức lễ hội ở các tỉnh Tây Nguyên, UBND TP. Hồ Chí Minh đã giao Sở Văn hóa thành phố hỗ trợ Festival Văn hóa cồng chiêng tại Gia Lai để “làm sao cho lễ hội chưa có thành có, có thì phải tốt hơn, đã tốt rồi thì phải làm cho đẳng cấp. Để làm sao thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương”.

Tin rằng, với những sự hỗ trợ từ bên ngoài, những nỗ lực, cố gắng đổi mới của Ban tổ chức cũng như tình yêu, niềm tự hào và nhiệt huyết của hàng ngàn nghệ nhân, Festival Văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai năm 2023 sẽ thực sự đem đến “những sắc màu văn hóa” rực rỡ, hấp dẫn nhất cho người dân và du khách.

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.