Bẫy ảnh phát hiện động vật quý hiếm tại Vườn quốc gia Núi Chúa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thông qua bẫy ảnh, các nhà nghiên cứu của Viện sinh thái học miền Nam phát hiện nhiều loài động vật cực kỳ quý hiếm tại Vườn quốc gia Núi Chúa.

Ngày 7.2, Vườn quốc gia Núi Chúa (H.Ninh Hải, Ninh Thuận) cho biết, nhóm nghiên cứu của Viện sinh thái học miền Nam (SIE)vừa phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm tại vườn bằng bẫy ảnh.

Các loài này thuộc khu hệ chim và thú kiếm ăn trên mặt đất, được phát hiện tập trung nhiều ở khu vực rừng bán khô hạn chuyển tiếp tại Vườn quốc gia Núi chúa.

Cheo cheo lưng bạc (Tragulus versicolor) loài đặc hữu nổi bật ở Vườn quốc gia Núi Chúa. ẢNH: VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA CUNG CẤP
Cheo cheo lưng bạc (Tragulus versicolor) loài đặc hữu nổi bật ở Vườn quốc gia Núi Chúa. ẢNH: VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA CUNG CẤP

Trước đó, các nhà nghiên cứu và Ban Quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa đặt 145 điểm bẫy ảnh trên toàn bộ lâm phần của Vườn quốc gia Núi Chúa để giám sát, theo dõi từ năm 2018 - 2022, phát hiện nhiều loài động vật đặc hữu nguy cấp cực kỳ quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam như: gà tiền mặt đỏ, gà lôi hông tía, gà so họng trắng, đuôi cụt đầu xám, đuôi cụt đầu xanh.

Gà so họng trắng (Arborophila brunneopectus) được bẫy ảnh ghi lại tại Vườn quốc gia Núi Chúa. ẢNH: VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA CUNG CẤP
Gà so họng trắng (Arborophila brunneopectus) được bẫy ảnh ghi lại tại Vườn quốc gia Núi Chúa. ẢNH: VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA CUNG CẤP

Theo các nhà nghiên cứu, điểm mới của phát hiện lần này là đa số các loài được phát hiện đều tập trung ở khu vực rừng bán khô hạn chuyển tiếp (dạng sinh cảnh trung gian giữa rừng mưa nhiệt đới thường xanh và rừng khô hạn ven biển) trong khu vực Vườn quốc gia Núi chúa.

Đuôi cụt đầu xám (Hydrornis soror) thuộc hệ chim được ghi nhận qua bẫy ảnh. ẢNH: VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA CUNG CẤP
Đuôi cụt đầu xám (Hydrornis soror) thuộc hệ chim được ghi nhận qua bẫy ảnh. ẢNH: VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA CUNG CẤP

Theo PGS.TS Lưu Hồng Trường - chuyên gia thực vật, Viện trưởng Viện sinh thái học miền Nam, nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng về tầm quan trọng của sinh cảnh chuyển tiếp trong bảo tồn và sự cần thiết phải bảo vệ những diện tích rừng còn sót lại rất ít ở khu vực ven biển các tỉnh Nam Trung bộ, nổi bật là Vườn quốc gia Núi Chúa.

Gà tiền mặt đỏ (tên khoa học Polyplectron germaini) được phát hiện ở Vườn quốc gia Núi Chúa. ẢNH: VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA CUNG CẤP
Gà tiền mặt đỏ (tên khoa học Polyplectron germaini) được phát hiện ở Vườn quốc gia Núi Chúa. ẢNH: VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA CUNG CẤP

Ông Trần Văn Tiếp, Giám đốc Ban Quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa, cho biết kết quả nghiên cứu cho thấy chúng ta cần chú trọng đến kiểu rừng bán khô hạn trong các hoạt động bảo tồn tại vườn. Đây là khu vực có mức độ đa dạng loài cao nhất so với các sinh cảnh khác và là nơi sinh sống quan trọng của loài cheo cheo lưng bạc, một loài biểu tượng của Vườn quốc gia Núi Chúa.

Theo Thiện Nhân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ông Huỳnh Đăng Quang (bìa phải) và ông Lê Duy Bình bên chiếc Mercedes Benz W124 (ảnh nhân vật cung cấp).

Thú chơi xe cũ

(GLO)- Đối với các thành viên Hội Xe cổ Gia Lai, chơi xe cũ, xe cổ điển là một thú chơi đầy sức hút khi được tham gia vào hành trình quay ngược thời gian để khám phá, trải nghiệm, hoài niệm về một thời kỳ, giai đoạn lịch sử gắn với sự ra đời của mỗi chiếc xe.

Đại diện Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đak Pơ và Ban Chỉ huy Quân sự thị trấn Đak Pơ gặp mặt, động viên thanh niên lên đường nhập ngũ. Ảnh: Trung Đông

Đak Pơ sẵn sàng cho ngày hội tòng quân

(GLO)- Hơn 1 tuần nữa, 79 thanh niên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) sẽ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2025. Với sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, đến thời điểm này, huyện đã sẵn sàng cho ngày hội tòng quân.

Sau Tết Nguyên đán, nhiều người dân tiếp tục rời quê để trở lại cuộc sống và công việc thường ngày. Ảnh: Đ.L

Trở lại nơi đất khách

(GLO)- Sau thời gian nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, các bến xe, sân bay tấp nập người chờ đợi chuyến hành trình trở lại nơi đất khách để mưu sinh, học tập. Trong lòng mỗi người vừa lưu luyến, nghẹn ngào khi phải xa gia đình nhưng cũng chứa những ước mơ, hoài bão về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trở về từ tâm bão Yagi

Trở về từ tâm bão Yagi

(GLO)- Khi miền Bắc oằn mình khắc phục hậu quả của bão Yagi (cơn bão số 3), những chàng trai, cô gái mang theo tấm lòng của người dân Gia Lai đã nhanh chóng lên đường “chi viện”.

Bình dị ngày Tết ở làng

Bình dị ngày Tết ở làng

(GLO)- Không rộn ràng, tấp nập, mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã Ia Băng (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) nhẹ nhàng, bình dị song vẫn đong đầy yêu thương.

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Ở nước ta, không ít làng quê nuôi rắn hay chế biến thịt rắn. Nhưng với sự tích gắn với con rắn và cách chế biến các món ăn từ loài rắn thì làng Lệ Mật có nét độc đáo riêng không lẫn với bất kỳ đâu.

Mưu sinh ngày cuối năm

Mưu sinh ngày cuối năm

(GLO)- Chiều cuối năm, khi hầu hết mọi người quây quần bên gia đình chuẩn bị đón thời khắc Giao thừa thì vẫn còn nhiều người đang miệt mài mưu sinh để nhặt nhạnh thêm thu nhập lo Tết cho gia đình.