Những động vật quý hiếm đang sinh sống ở Bắc Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vườn quốc gia Chư Mom Ray (Sa Thầy, Kon Tum) nằm ở khu vực Bắc Tây Nguyên đang là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm.

Ngày 7/1, ông Đào Xuân Thủy, Giám đốc Vườn quốc gia Chư Mom Ray (Sa Thầy, Kon Tum) cho biết, đến hết năm 2024, rất nhiều động vật quý hiếm được ghi nhận đang sinh sống khỏe mạnh ở Vườn quôc gia Chư Mom Ray.

Điển hình như gà tiền mặt đỏ, khỉ mặt đỏ, trăn đất, nai cà tông, vọoc chà vá, vọoc bạc, gấu ngựa… Trong các loài này, gấu ngựa là động vật gần như đã bị tuyệt chủng, Vườn quốc gia Chư Mom Ray là nơi hiếm hoi có loài này.

Cũng theo ông Thủy, các động vật quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt cả ngày và đêm. Bên cạnh đó, Vườn quốc gia Chư Mom Ray liên tục tuyên truyền để người dân trên địa bàn nhận thức rõ mọi hành vi săn bắt, xâm hại động vậy quý hiếm là vi phạm pháp luật.

Dưới đây là chùm ảnh động vật quý hiếm đang sinh sống ở Vườn quốc gia Chư Mom Ray.

Gà tiền mặt đỏ có tên khoa học là Lophura Nycthemera, thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm, nghiêm cấm săn bắt. Ở Việt Nam, gà tiền mặt đỏ phân bố từ Bình Định đến Khánh Hòa, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum.
Gà tiền mặt đỏ có tên khoa học là Lophura Nycthemera, thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm, nghiêm cấm săn bắt. Ở Việt Nam, gà tiền mặt đỏ phân bố từ Bình Định đến Khánh Hòa, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum.
Nai cà tông (còn gọi là nai cà tong) có tên khoa học là Cervuselili, thuộc họ hươu nai.
Nai cà tông (còn gọi là nai cà tong) có tên khoa học là Cervuselili, thuộc họ hươu nai.
Nai cà tông là loài động vật cực kỳ quý hiếm, được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Động vật này có đặc tính hiền lành, phân bố chủ yếu ở Kon Tum, Đắk Lắk.
Nai cà tông là loài động vật cực kỳ quý hiếm, được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Động vật này có đặc tính hiền lành, phân bố chủ yếu ở Kon Tum, Đắk Lắk.
Beo lửa có tên khoa học là Catopuma temminckii, thuộc diện quý hiếm, phân bố chủ yếu trong khu vực Đông Nam Á. Chúng thích sống trong những cánh rừng lá xanh quanh năm.
Beo lửa có tên khoa học là Catopuma temminckii, thuộc diện quý hiếm, phân bố chủ yếu trong khu vực Đông Nam Á. Chúng thích sống trong những cánh rừng lá xanh quanh năm.
Vọoc chà vá chân xám (trong khoanh đỏ) có tên khoa học là Pygathrix cinerea, thuộc diện đặc hữu, quý hiếm. Vọoc chà vá chân xám có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Vọoc chà vá chân xám (trong khoanh đỏ) có tên khoa học là Pygathrix cinerea, thuộc diện đặc hữu, quý hiếm. Vọoc chà vá chân xám có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Khỉ đuôi lợn (trong khoanh đỏ) có tên khoa học là Macaca leonina (bộ linh trưởng), thuộc diện nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Khỉ đuôi lợn (trong khoanh đỏ) có tên khoa học là Macaca leonina (bộ linh trưởng), thuộc diện nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Gấu ngựa (trong khoanh đỏ) có tên khoa học là Ursus thibetanus, còn được biết đến với tên gọi Gấu đen Tây Tạng, Gấu đen châu Á. Gấu ngựa là loài động rất quý hiếm, hầu như đã bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên.
Gấu ngựa (trong khoanh đỏ) có tên khoa học là Ursus thibetanus, còn được biết đến với tên gọi Gấu đen Tây Tạng, Gấu đen châu Á. Gấu ngựa là loài động rất quý hiếm, hầu như đã bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên.
Voọc bạc (trong khoanh đỏ) có tên khoa học là Trachypithecus germaini caudalis, hiện được xếp vào loại động vật nguy cấp, quý hiếm, nhóm IB, cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Voọc bạc (trong khoanh đỏ) có tên khoa học là Trachypithecus germaini caudalis, hiện được xếp vào loại động vật nguy cấp, quý hiếm, nhóm IB, cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Bò tót có tên khoa học là Bos gaurus, thuộc họ trâu, lông màu sẫm và kích thước lớn. Bò tót sinh sống chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và một số nước khác trên thế giới. Đây là động vật quý hiếm, nằm trong Sách đỏ. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi săn bắt, xâm hại bò tót.
Bò tót có tên khoa học là Bos gaurus, thuộc họ trâu, lông màu sẫm và kích thước lớn. Bò tót sinh sống chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và một số nước khác trên thế giới. Đây là động vật quý hiếm, nằm trong Sách đỏ. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi săn bắt, xâm hại bò tót.
Để bảo vệ động vật quý hiếm , nhân viên Vườn quốc gia Chư Mom Ray thường xuyên đi tuần tra, gỡ bẫy.
Để bảo vệ động vật quý hiếm, nhân viên Vườn quốc gia Chư Mom Ray thường xuyên đi tuần tra, gỡ bẫy.

Theo Đông Hưng (SKĐS)

Có thể bạn quan tâm