An Khê đảm bảo an toàn cho đàn gia súc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, ngành chức năng thị xã An Khê (Gia Lai) đang tích cực triển khai các giải pháp phòng-chống dịch bệnh xâm nhiễm vào địa bàn, đảm bảo an toàn cho đàn gia súc.
So với các xã, phường khác trên địa bàn thị xã An Khê, xã Song An có số lượng gia súc không nhiều, chỉ khoảng hơn 3.000 con trâu, bò, heo. Nhưng vì nằm ở vị trí cửa ngõ phía Đông của tỉnh, tiếp giáp với tỉnh Bình Định nên xã rất quan tâm đến công tác phòng-chống, kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc. Ông Trần Ngọc Hiệp-thú y viên xã Song An-cho hay: “Từ đầu năm đến nay, ngoài phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã phun hóa chất Benkocid, xã cũng xuất gần 8 triệu đồng mua hóa chất phun tiêu độc khử trùng trên địa bàn. Bên cạnh đó, xã luôn bám sát kế hoạch của cấp trên, thực hiện tiêm ngừa vắc xin cho đàn gia súc đạt trên 80%; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân và các cơ sở chăn nuôi về cách phòng tránh dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun tiêu độc khử trùng định kỳ ở khu vực chăn nuôi”.  
 Định kỳ hàng tháng, ông Dư phun hóa chất tiêu độc khử trùng trong và ngoài khu chăn nuôi. Ảnh: N.M
Định kỳ hàng tháng, ông Dư phun hóa chất tiêu độc khử trùng trong và ngoài khu chăn nuôi. Ảnh: N.M
Với kinh nghiệm hơn 20 năm chăn nuôi heo, ông Tạ Chí Ngọc Dư (thôn An Thượng 3, xã Song An) cho rằng, công tác phòng bệnh cho gia súc luôn quan trọng hơn là chữa bệnh. Chính vì thế, hàng tháng, gia đình ông đều phun tiêu độc khử trùng khu vực chuồng heo hơn 200 con. Đàn heo của gia đình cũng được tiêm vắc xin phòng bệnh định kỳ 6 tháng/lần. Đặc biệt, gia đình ông thực hiện nghiêm ngặt khâu xuất heo để tránh lây lan dịch bệnh. Ông Dư chia sẻ: “Khi vào chuồng heo phải đeo khẩu trang, mặc quần áo bảo hộ, đi ủng (đã được sát trùng), sau đó lựa những con heo xuất bán đưa ra khu vực riêng. Xe chở heo cũng được phun khử trùng trước khi đến gần chuồng”.
Theo thống kê đến ngày 1-4, thị xã An Khê có 27.148 con heo, trâu, bò. Từ đầu năm đến nay, thị xã An Khê đã xuất trên 176 triệu đồng mua 500 lít hóa chất, 35 tấn vôi bột và vật tư kỹ thuật phục vụ công tác phòng-chống dịch bệnh cho đàn gia súc. Ngành chức năng địa phương cũng đã phối hợp với lực lượng thú y cơ sở phun tiêu độc khử trùng được 576 ngàn m2 chuồng trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc ở 11 xã, phường và 1 đơn vị quân đội trên địa bàn.
Song song với công tác phòng-chống dịch, ngành chức năng thị xã cũng khuyến cáo người chăn nuôi nên tăng cường sát trùng cả bên trong và bên ngoài chuồng trại, lối đi vào trại. Cổng xuất-nhập heo phải có hố sát trùng và máy phun thuốc sát trùng, mỗi đầu trại phải có khay/hố sát trùng và thay nước hàng ngày. Phương tiện trước khi ra vào trại phải được phun sát trùng thật kỹ. Bên cạnh đó, các hộ chăn nuôi cần tăng cường sức đề kháng cho heo; tích cực tiêm vắc xin phòng các bệnh do vi rút gây ra như: dịch tả, tai xanh, lở mồm long móng… Các hộ cần nhập heo có nguồn gốc rõ ràng, phải có khu riêng nuôi cách ly heo mới nhập để theo dõi tình trạng sức khỏe vật nuôi; giám sát tình hình sức khỏe toàn đàn heo hàng ngày để có giải pháp xử lý kịp thời nếu nghi ngờ nhiễm bệnh. Ngoài ra, ngành chức năng cũng lưu ý người chăn nuôi phải thực hiện tốt “5 không”: không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển gia súc mắc bệnh, sản phẩm gia súc mắc bệnh; không bán chạy gia súc mắc bệnh; không vứt xác gia súc nghi mắc bệnh ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt để chăn nuôi. 
Ông Phan Ngọc Thành-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã An Khê-cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn thị xã ổn định không có ổ dịch nào. Chúng tôi đang chuẩn bị vật tư, trang-thiết bị để tiêm phòng đợt I năm 2019 cho đàn gia súc; tổ chức tuyên truyền, tư vấn về tình hình chăn nuôi, can thiệp và điều trị bệnh gia súc; hướng dẫn người chăn nuôi sử dụng hóa chất phun tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi; phối hợp với ngành chức năng tăng cường kiểm tra khu giết mổ, chế biến gia súc… Ngoài ra, chúng tôi cũng tư vấn các hộ chuyển đổi giống vật nuôi; ra các văn bản hướng dẫn phòng-chống dịch tả heo châu Phi gửi đến các xã, phường và các cơ sở thú y”.
Trao đổi với P.V về công tác kiểm soát việc vận chuyển gia súc ra vào tỉnh, ông Thái Văn Dũng-Trạm trưởng Trạm Kiểm dịch động vật Song An-cho hay: Thực hiện công điện của Bộ Nông nghiệp và PTNT, công văn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh và kế hoạch của UBND tỉnh về việc ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp bệnh dịch tả heo châu Phi xâm nhiễm vào tỉnh, Trạm đã tăng cường phân công trực 24/24 giờ; phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát Giao thông, Quản lý Thị trường tỉnh kiểm tra, kiểm soát, phun tiêu độc khử trùng tất cả các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào tỉnh. Chúng tôi kiên quyết không cho những trường hợp vận chuyển gia súc mà không có giấy tờ kiểm dịch đầy đủ, đúng quy định, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng vào tỉnh. “Từ cuối tháng 2 đến nay, Trạm đã phun tiêu độc khử trùng 347 trường hợp phương tiện vận chuyển gia súc, gồm 19 trường hợp xuất ra khỏi tỉnh, 243 trường hợp nhập vào tỉnh và 85 trường hợp quá cảnh. Trạm đã xử lý, yêu cầu cách ly, kiểm dịch lại, trả về nơi xuất phát 5 trường hợp với 95 con trâu, bò và 7 con heo”-ông Dũng thông tin thêm.
 NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

(GLO)- Năm nay, nhiều nông dân ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai chịu thiệt hại kép khi dưa hấu vừa mất mùa, vừa rớt giá. Nhiều hộ rơi vào cảnh trắng tay, thậm chí phải gánh thêm khoản nợ lớn sau nhiều tháng dãi nắng dầm mưa.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.