Ẩn họa khó lường từ việc sử dụng điện thoại khi lái xe

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sử dụng điện thoại khi lái xe là thói quen với nhiều người. Quan sát thực tế, không khó để bắt gặp hình ảnh người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vô tư sử dụng điện thoại di động để gọi điện, nhắn tin...

Thậm chí, một số trường hợp điều khiển xe gắn máy bằng 1 tay, chở người thân lưu thông trên đường phố trong giờ cao điểm, tay còn lại vẫn bấm điện thoại. Trường hợp khác, người tham gia giao thông chở theo các vật dụng cồng kềnh song tay vẫn cầm điện thoại áp lên tai, nói chuyện oang oang.

Đặc biệt, thói quen xấu này xảy ra khá phổ biến với những tài xế xe ô tô khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Mới đây, anh bạn tôi đưa cả gia đình từ TP. Pleiku về thị xã An Khê để thăm người quen. Qua giới thiệu, anh gọi điện thoại đặt xe và hẹn thời gian, địa chỉ đón. Đúng giờ, xe đến đón và có đủ 4 ghế theo yêu cầu. Tuy nhiên, xe rời thành phố chưa lâu, bác tài đã liên tục nhận điện thoại và ghé đón khách, là khách hẹn trước. Đáng nói là suốt hành trình gần 100 km không có phụ xe, bác tài đảm nhận luôn việc đón-trả khách; gọi điện thoại nhận-giao hàng. Có lẽ vì không tập trung, thiếu quan sát nên thỉnh thoảng, hành khách trên xe lại một phen ngả nghiêng vì bác tài phanh gấp, đánh lái gấp.

Sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông là điều cấm kỵ đối với bất kỳ người nào. Vì nó tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông. Khi tập trung nghe, xem hay nhắn tin trên điện thoại, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ thiếu tập trung quan sát, không làm chủ được khoảng cách, tốc độ cũng như khả năng xử lý tình huống, sự cố nếu có. Trong thực tế đã có những vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng mà nguyên nhân do tài xế nghe điện thoại, nhắn tin... Đơn cử là vụ tai nạn hồi tháng 5-2022 tại tỉnh Lâm Đồng, một phụ nữ vừa lái xe vừa livestream đã không kịp xử lý tình huống xảy ra trên đường và hậu quả là cán chết 1 nữ sinh lớp 10.

Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng đã nâng mức xử phạt hành chính đối với vi phạm liên quan đến sử dụng điện thoại khi điều khiển xe trên đường. Cụ thể, phạt tiền 2-3 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô; phạt tiền từ 800 ngàn đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy… Ngoài phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, áp dụng nghiêm chế tài xử phạt, mỗi người dân khi tham gia giao thông cần tự nâng cao ý thức, nhận thức để bảo vệ an toàn cho chính mình, người thân và những người xung quanh bằng việc hình thành thói quen đưa phương tiện dừng đỗ ở vị trí cho phép trước khi sử dụng điện thoại di động.

Có thể bạn quan tâm

Bình dị ngày Tết ở làng

Bình dị ngày Tết ở làng

(GLO)- Không rộn ràng, tấp nập, mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã Ia Băng (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) nhẹ nhàng, bình dị song vẫn đong đầy yêu thương.

Chuyện chưa kể về du kích Puih Glớ

Chuyện chưa kể về du kích Puih Glớ

(GLO)- Qua lời kể của Đại tá Phan Anh Tuấn-nguyên Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai-Kon Tum, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, chúng ta hiểu thêm về chiến công của du kích Puih Glớ, người đã hạ máy bay Mỹ trong thời kỳ chiến tranh.

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Ở nước ta, không ít làng quê nuôi rắn hay chế biến thịt rắn. Nhưng với sự tích gắn với con rắn và cách chế biến các món ăn từ loài rắn thì làng Lệ Mật có nét độc đáo riêng không lẫn với bất kỳ đâu.

Mưu sinh ngày cuối năm

Mưu sinh ngày cuối năm

(GLO)- Chiều cuối năm, khi hầu hết mọi người quây quần bên gia đình chuẩn bị đón thời khắc Giao thừa thì vẫn còn nhiều người đang miệt mài mưu sinh để nhặt nhạnh thêm thu nhập lo Tết cho gia đình.

Những món quà Xuân ấm lòng người dân vùng khó

Những món quà Xuân ấm lòng người dân vùng khó

(GLO)- Ngày cận Tết, giữa tiết trời se lạnh, người dân vùng khó tỉnh Gia Lai được sưởi ấm hơn khi đón nhận những phần quà từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm. Đây là việc làm ý nghĩa, phát huy truyền thống “tương thân tương ái” của dân tộc, góp phần giúp dân làng đón Tết cổ truyền thêm ấm áp.

Công nhân Công ty 72 thu hoạch mủ cao su. Ảnh: T.T

Ân tình 72

(GLO)- Hơn 50 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đã biến vùng đất cằn cỗi, hoang hóa trở thành nơi bạt ngàn cao su, cà phê, chung tay góp sức giúp người dân miền biên viễn gầy dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ngôi nhà chung của những người đam mê bonsai

Ngôi nhà chung của những người đam mê bonsai

(GLO)- Vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) Bonsai cây cảnh nghệ thuật Gia Lai được thành lập theo Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 7-11-2024 của UBND tỉnh. Đây được xem là “ngôi nhà chung” của những người đam mê loại hình nghệ thuật bonsai.

Chị Ksor H’Bloan (thứ 3 từ phải sang) được Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn-TNHH một thành viên hỗ trợ xây nhà “Mái ấm Công đoàn”. Ảnh: U.N

Tết ấm cho đoàn viên, người lao động

(GLO)- Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai đã tổ chức linh hoạt, đa dạng các hình thức chăm lo phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động.

Ngày hội Xuân đoàn kết-Tết sum vầy ở làng Tung Breng

Ngày hội Xuân đoàn kết-Tết sum vầy ở làng Tung Breng

(GLO)- Chiều 21-1, tại làng Tung Breng (xã Ia Krăi, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai), Công ty 715 (Binh đoàn 15) tổ chức Ngày hội “Xuân đoàn kết-Tết sum vầy”, “Gian hàng 0 đồng” phục vụ người lao động, bà con nhân dân vùng biên giới dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.