70 năm giải phóng Thủ đô: Cựu chiến binh kể chuyện tiếp quản Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đại tá Dương Niết là một nhân chứng hiếm của Tiểu đoàn Bình Ca (Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308) nổi tiếng năm xưa. Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), để bảo toàn lực lượng, tiểu đoàn Bình Ca là đơn vị quân đội đầu tiên của ta rút khỏi Hà Nội. 

Đến ngày giải phóng Thủ đô, tiểu đoàn Bình Ca là đơn vị đầu tiên được lệnh về tiếp quản Hà Nội…

Ra đi và trở về

Gần đây, tôi có dịp gặp Đại tá Dương Niết tại lễ “Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về giải phóng Thủ đô” do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III tổ chức. Đại tá Dương Niết (91 tuổi) là cựu chiến binh duy nhất từng tham gia giải phóng Thủ đô có mặt tại lễ giới thiệu này. Nhớ lại câu chuyện lịch sử cách đây 70 năm trước, Đại tá Dương Niết bồi hồi cho biết: “Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Tiểu đoàn Bình Ca về đóng quân tại thị trấn Phùng (nay thuộc huyện Đan Phượng, Hà Nội). Đầu tháng 10/1954, cả đơn vị đều vui mừng khi được biết tiểu đoàn là đơn vị đầu tiên được lệnh về tiếp quản Thủ đô”.

Thiếu tướng Vương Thừa Vũ (phải) và bác sĩ Trần Duy Hưng cùng toàn quân làm lễ chào cờ tại sân Cột Cờ. Ảnh: T.L.
Thiếu tướng Vương Thừa Vũ (phải) và bác sĩ Trần Duy Hưng cùng toàn quân làm lễ chào cờ tại sân Cột Cờ. Ảnh: T.L.

Ngày đầu toàn quốc kháng chiến, những cán bộ, chiến sĩ đầu tiên của Tiểu đoàn Bình Ca là những tự vệ chiến đấu, tự vệ thành tham gia bảo vệ Thủ đô. Đầu năm 1947, để bảo toàn lực lượng, tiểu đoàn Bình Ca là đơn vị đầu tiên được lệnh rút khỏi Hà Nội. Khi lên Việt Bắc, đơn vị đóng tại bến Bình Ca (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) để bảo vệ cửa ngõ phía tây của An toàn khu.

“Tháng 10/1947, khi quân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc, tiểu đoàn đã đánh thắng trận đầu trên sông Lô, từ đó được mang tên Tiểu đoàn Bình Ca”, Đại tá Dương Niết cho biết. Rồi ông kể, trước khi được lệnh về tiếp quản Thủ đô, ngày 19/9/1954, Đại đoàn 308 (trong đó có Tiểu đoàn Bình Ca) được gặp Bác tại Đền Hùng (Phú Thọ). Tại cuộc gặp, Bác đã giao nhiệm vụ cho Đại đoàn 308 tới đây sẽ về tiếp quản Thủ đô. Đây là nhiệm vụ mới của Đại đoàn nên Bác đã căn dặn rất kỹ những việc cần làm và những việc nên tránh để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Những điều Bác dạy được cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 nhớ rõ trước khi về tiếp quản Thủ đô.

Đại tá Dương Niết chỉ bức ảnh Tiểu đoàn Bình Ca trên cầu Đuống khi về tiếp quản Thủ đô. Ảnh: K.N.
Đại tá Dương Niết chỉ bức ảnh Tiểu đoàn Bình Ca trên cầu Đuống khi về tiếp quản Thủ đô. Ảnh: K.N.

Đại tá Dương Niết cho biết, khi nhận nhiệm vụ, cả Tiểu đoàn Bình Ca được học kỹ 10 điều khi về giải phóng Thủ đô, đồng thời được quán triệt về Hà Nội sẽ dưới vai trò tự vệ thành. Ngày 7/10/1954, 214 cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn Bình Ca do Chính trị viên Tiểu đoàn Vũ Huy Hậu dẫn đầu đã hành quân về Hà Nội. Đến đầu cầu Đuống, địa danh sát với Hà Nội, tiểu đoàn được nhân dân nơi đây đón tiếp nồng hậu. Khi anh nuôi của đơn vị chuẩn bị nấu cơm thì các bà, các chị đã mang thức ăn, gạo, rau để làm cơm cho bộ đội ăn. Mặc dù anh nuôi đã giải thích không dám phiền đến nhân dân, nhưng bà con không chịu, tiếp tục nấu cơm. Đó là bữa cơm đầm ấm tình quân dân trước khi về tiếp quản Thủ đô khiến các cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn Bình Ca xúc động nhớ mãi.

Hà Nội rợp bóng cờ hoa

Chính trị viên Vũ Huy Hậu (đi giữa hàng quân) cùng Tiểu đoàn Bình Ca trên cầu Đuống về tiếp quản Thủ đô. Ảnh: T.L.
Chính trị viên Vũ Huy Hậu (đi giữa hàng quân) cùng Tiểu đoàn Bình Ca trên cầu Đuống về tiếp quản Thủ đô. Ảnh: T.L.

Sáng 8/10, theo kế hoạch, quân Pháp đã tổ chức đón Tiểu đoàn Bình Ca tại cầu Đuống. Kết thúc lễ đón, xe của quân đội Pháp đưa Tiểu đoàn Bình Ca vào Hà Nội. Hôm đó trời lất phất mưa, viên sĩ quan chỉ huy của Pháp viện lý do này đã chỉ đạo các xe phủ kín bạt, thực chất là nhằm mục đích không để nhân dân nhìn thấy quân ta trên xe. Nhưng có không ít chiến sĩ ngồi ở một số đầu xe đã vén bạt và nhô đầu ra. Khi đoàn hướng về nội thành Hà Nội, người dân ùa ra hai bên đường chào đón rất đông. Điều này làm cho viên chỉ huy của Pháp vừa e ngại vừa khó chịu, nên hạ lệnh cho xe chạy nhanh hơn.

Vào Hà Nội, các xe chạy thẳng đến trụ sở của Ban Liên hiệp đình chiến, đóng tại Nhà thương Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108). Tại đây, Tiểu đoàn Bình Ca được phân làm 35 tổ, mỗi tổ từ 3 đến 5 người để di chuyển về các vị trí có quân Pháp đóng để tiếp quản.

“Thời điểm đó, tôi được phân làm tổ trưởng tổ 5 người nhận nhiệm vụ vào tiếp quản Sở Cảnh sát Bắc Việt, nay là trụ sở Công an thành phố Hà Nội tại đường Trần Hưng Đạo. Nhiệm vụ của tổ là không để chúng cưỡng bức dân di cư vào Nam và giữ gìn an ninh trật tự”, Đại tá Dương Niết cho biết.

Tiếp đó ông kể: “Khi đến Sở Cảnh sát Bắc Việt, tổ của ông thấy địch căng một tấm băng rôn rất lớn tại lan can tầng hai với nội dung: “Có đi vào Nam hay ở lại để vào trại Lý Bá Sơ?”. Ngày đó, ta có một trại giam ở Thanh Hóa tên là Lý Bá Sơ, nên phía địch cho căng băng rôn này với thủ đoạn dọa dẫm để ép người dân di cư vào Nam. Thấy vậy, tổ của Dương Niết đã yêu cầu phải gỡ tấm băng rôn đó xuống khiến phía Pháp phải chấp thuận.

Chiều 8/10 và ngày 9/10, một số đơn vị của ta đã áp sát vành đai đê La Thành, Nhật Tân, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Bạch Mai, Vĩnh Tuy… Tiếp đó, Quân đội Nhân dân Việt Nam chia làm nhiều hướng tiến vào năm cửa ô, lần lượt tiếp quản Phủ Toàn quyền, Tòa Thị chính, Bắc Bộ phủ, ga Hà Nội… Chiều 9/10, khi những quân lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân ta đã hoàn toàn tiếp quản Hà Nội.

Ngày 10/10/1954, cả Hà Nội tưng bừng cờ hoa đón mừng ngày hội lớn khi Thủ đô được giải phóng. Rất nhiều khẩu hiệu tràn ngập trên các phố với nội dung “Hồ Chủ tịch muôn năm”, “Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa muôn năm”, “Hoan hô đoàn quân chiến thắng trở về”… Tiếp đó, chiều 10/10/1954, trên sân Cột Cờ (Hà Nội), các đơn vị tập hợp thành từng hàng để tham gia lễ chào cờ. Chủ thể lễ chào cờ là Thiếu tướng Vương Thừa Vũ (Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Thành phố Hà Nội) và bác sĩ Trần Duy Hưng (Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố).

Cách đây 70 năm, khi về tiếp quản Thủ đô, chiến sĩ trẻ Dương Niết và những đồng đội như vẳng nghe những câu hát trong bài “Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Văn Cao mà họ được biết trước đó: “Trùng trùng quân đi như sóng/Lớp lớp đoàn quân tiến về/Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng/Cờ ngày nào tung bay trên phố…”. “Nhạc sĩ Văn Cao đã sáng tác bài hát này trước đó 5 năm, nhưng đã hình dung được ngày giải phóng Thủ đô đúng như những gì thực tế diễn ra”, Đại tá Dương Niết nói.

Theo Kiến Nghĩa (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.