Ký ức ngày Giải phóng Thủ đô qua ảnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (1954 – 2024), xem lại bộ ảnh của các phóng viên ảnh chụp ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954), gợi tôi nhớ đến không khí tràn đầy phấn khởi trong lời bài hát “Tiến về Hà Nội" của cố nhạc sỹ tài ba Văn Cao.

Bài hát tuy được tác giả sáng tác từ năm 1949, cách đó 5 năm, nhưng những gì ông mô tả hoàn toàn trùng khớp các diễn biến diễn ra trong ngày đoàn quân chiến thắng rầm rập từ 5 cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô.

Trùng trùng quân đi như sóng,/Lớp lớp đoàn quân tiến về,/Chúng ta nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố.../Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về,/Như đài hoa đón mừng, nở năm cánh đào, chảy dòng sương sớm long lanh.

Bài hát không chỉ thể hiện tài năng của nhạc sỹ, mà còn là một dự báo tương lai đúng như những sự kiện diễn ra trong ngày đoàn quân chiến thắng trở về tiếp quản Thủ đô.

Bác sỹ Trần Duy Hưng vẫy tay chào đồng bào Hà Nội. Ảnh: Vũ Minh
Bác sỹ Trần Duy Hưng vẫy tay chào đồng bào Hà Nội. Ảnh: Vũ Minh

Số nhà báo chụp ngày giải phóng Thủ đô không nhiều, kể cả các nhà báo từ kháng chiến về, các nhiếp ảnh gia tại chỗ và các phóng viên nước ngoài như phóng viên tạp chí Life, BBC... Song bên cạnh các nhà báo được phép tác nghiệp công khai tại hiện trường, tác phẩm của họ được đăng tải trên các tờ báo trong nước và quốc tế, còn có một lực lượng nghiệp dư khá đông, họ đứng đâu đó: trên ban công nhà mình hay men các đường phố nơi có đoàn quân đi qua, họ bấm máy với tất cả cảm xúc... Những bức ảnh đó ít được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng tôi tin, số ảnh đó không phải là ít, trong đó có nhiều tác phẩm rất sinh động, bởi họ chụp “lén”, tự nhiên, không bố trí dàn dựng, với một tình cảm chân thành xúc động thật sự.

Với những tác phẩm ảnh được công bố lâu nay do các phóng viên chụp, trước hết phải kể đến hai bức ảnh tư liệu mang tính thời sự nóng hổi (vào thời điểm đó) là: “Những tên lính Pháp rút khỏi bốt Hàng Đậu” và “Những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên”, của phóng viên ảnh Quân đội Nhân dân Việt Nam cố nghệ sỹ Triệu Đại, người mà trước đó không lâu đã gặt hái được một bộ ảnh chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”, trên 56 tác phẩm, là những tác phẩm có nội dung phong phú nhất, mang tính sử thi hoành tráng, có giá trị lịch sử lớn, sức lan tỏa rộng và sống mãi với thời gian. Trong lúc đó, nhiếp ảnh gia Vũ Minh ở ngay Hà Nội, phấn khởi trước sự kiện lịch sử có một không hai, chỉ có thể sánh với chiến thắng Đống Đa - Ngọc Hồi cách nay 235 năm do Quang Trung-Nguyễn Huệ lãnh đạo đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, giải phóng hoàn toàn Thăng Long, đã nhanh chóng ghi được cảnh “Nhân dân Thủ đô tràn ra đường nồng nhiệt đón chào đoàn quân chiến thắng trở về Thủ đô” và hình ảnh “Chủ tịch Trần Duy Hưng đứng trên xe mui trần vào tiếp quản Thủ đô, vẫy tay chào đồng bào Hà Nội”.

Đoàn quân chiến thắng vào tiếp quản Thủ đô.
Đoàn quân chiến thắng vào tiếp quản Thủ đô.

Không khí của Thủ đô ngày ấy, như nghệ sỹ Quang Phùng (làm việc cho UB Giám sát Quốc tế về Việt Nam) kể: Khi các đơn vị quân đội của Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308, từ năm cửa ô tiến vào trung tâm thành phố, ngày 10/10/1954, người Hà Nội trong những bộ trang phục đẹp, đầy màu sắc, mang cờ hoa và ảnh Bác Hồ kính yêu đứng dọc hai bên phố, vẫy tay chào đoàn quân chiến thắng. Trên cổng các công sở, trường học, bệnh viện... và khắp các phố phường đều được trang hoàng cờ hoa rực rỡ và ảnh Bác Hồ.

Trong niềm vui hân hoan chờ đợi, đoàn xe đầu tiên tiến vào thành phố là của Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Thủ đô và bác sỹ Trần Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Hà Nội đi qua phố Hàng Đào để vào trung tâm thành phố với nụ cười rạng rỡ, vẫy tay chào bà con Hà Nội thân yêu đã 9 năm xa cách, mà lòng vẫn canh cánh nhớ nhung...

Tác nghiệp tại hiện trường sự kiệt đặc biệt này, ngoài một số phóng viên quân đội như Triệu Đại, Đinh Ngọc Thông, Nguyễn Đình Ưu... còn có nghệ sỹ Hữu Cây, và một số nhà báo của tạp chí Life. Hữu Cây với bức ảnh “Một đơn vị của Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308, giương cao lá cờ “Quyết chiến Quyết thắng” do Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng tham dự lễ chào cờ” và tác phẩm “Thiếu tường Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội, đọc lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch gửi đồng bào tại lễ chào cờ đầu tiên trong ngày giải phóng Thủ đô”.

Đặc biệt bộ ảnh quý của nghệ sỹ Nguyễn Duy Kiên là hình ảnh những ngày bộ đội ta vào tiếp quản Hà Nội. Trong đó đáng quan tâm nhất là tác phẩm “Ngày giải phóng thủ đô”, từ góc độ trên cao, Nguyễn Duy Kiên đã thu được toàn cảnh Đại đoàn 308, đi đầu là Trung đoàn Thủ đô đang tiến vào Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Cả biển người cuồn cuộn như sóng dậy đón mừng ngày giải phóng, tràn đầy khí thế và niềm vui rạng ngời của người chiến thắng với đầy đủ gương mặt nam phụ lão ấu. Nét hoành tráng của tác phẩm gợi mở sự liên tưởng người Hà Nội như đang ôm ấp đoàn quân thân yêu vào tiếp quản Thủ đô.

Phóng viên tạp chí Life có bộ ảnh ngày Giải phóng Thủ đô rất có giá trị tư liệu lịch sử, nhưng đáng nhớ nhất là tác phẩm “Toàn cảnh các đơn vị của Đại đoàn 308 tiến hành nghi lễ chào cờ”.

Phố Hàng Đào ngày tiếp quản. Ảnh: Lê Sửu
Phố Hàng Đào ngày tiếp quản. Ảnh: Lê Sửu

Chụp ảnh ngày Giải phóng Thủ đô còn có nghệ sỹ, nhà báo Nguyễn Bá Khoản, người nổi tiếng với tác phẩm “Đoàn quân Nam tiến”. Sáng ngày 10/10/1954, nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Khoản, đứng chờ sẵn ở trước chợ Hàng Da, Hà Nội, khi đoàn quân vào tiếp quản Thủ đô đi ngang qua vẩy chào người dân Hà Nội, ông đã kịp thời ghi được “khoảnh khắc vàng” khi một số nam nữ thanh niên ùa ra ôm chầm lấy những chàng lính trẻ vừa ở chiến trường trở về, thân tình như người thân ruột thịt đã lâu năm xa cách.

Đã 70 năm trôi qua (1954 - 2024), những ai từng chứng kiến đoàn quân chiến thắng tiến về giải phóng Thủ đô, ngày 10/10/1954, hẵn còn nhớ bức ảnh của một người dân bình thường, một nhiếp ảnh nghiệp dư, nhưng say mê nghề - anh Lê Sửu - lúc đó mới 17 tuổi, ở phố Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm. Anh đã ghi được khoảnh khắc lịch sử, khi đoàn quân đầu đầu tiên tiến vào tiếp quản thủ đô đi qua phố Hàng Đào. Bức ảnh có chú thích đơn giản “Phố Hàng Đào trong ngày tiếp quản”. Trong ảnh là một cậu bé khoảng 6, 7 tuổi (em ruột của anh Sửu), khuôn mặt bầu bĩnh, ngây thơ, tay cầm cờ đỏ sao vàng vẫy chào các chú bộ đội pháo binh hùng dũng.

Sẽ là thiếu sót khi viết về ngày Thủ đô giải phóng, mà không nói đến các hình ảnh vô cùng xúc động đã được cố nghệ sỹ Đinh Đăng Định (một nhiếp ảnh gia nổi tiếng, chuyên trách chụp Bác Hồ) ghi lại hình ảnh Bác Hồ trở lại Thủ đô. Trên đường về Hà Nội, Bác đã đến thăm Đền Hùng, Tại đây, Bác đã nói chuyện với bộ đội, với câu nói nổi tiếng:

Các Vua Hùng có công dựng nước

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước

Cùng với bức ảnh trên, cố nghệ sỹ Đinh Đăng Định còn có cả một loạt tác phẩm mô tả cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội nồng nhiệt chào đón Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ tiếp quản Thủ đô, sau 9 năm chiến đấu gian khổ.

Theo Trần Mạnh Thường (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.