Đặc khu của Việt Nam: Đặc khu Cát Hải dự trữ sinh quyển thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đặc khu Cát Hải (TP.Hải Phòng) không chỉ sở hữu gần 366 hòn đảo mà còn có quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, năm 2004.

Đặc khu Cát Hải cũng là địa phương phát triển nhiều loại hình dịch vụ - du lịch, thu hút rất nhiều du khách trong những năm qua và tập trung phát triển kinh tế đặc khu trong tình hình mới.

Cát Hải là đặc khu hành chính nằm ở phía đông TP.Hải Phòng, gồm đảo Cát Hải và 2 quần đảo Cát Bà, Long Châu.

Quần đảo Cát Bà là cụm đảo gần bờ gồm 366 đảo, trong đó đảo lớn nhất là đảo Cát Bà (cũng là đảo lớn nhất của đặc khu), được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2004.

Quần đảo Long Châu gồm 22 đảo đá vôi nhỏ nằm cách thị trấn Cát Bà (cũ) khoảng 15 km về phía đông nam. Đảo lớn nhất là Long Châu rộng 1 km², trên đảo có ngọn hải đăng do người Pháp xây dựng vào năm 1895.

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, cả nước có 13 đặc khu, chính thức vận hành từ ngày 1.7.2025, gồm: Cô Tô, Vân Đồn (Quảng Ninh); Cát Hải, Bạch Long Vĩ (TP.Hải Phòng); Cồn Cỏ (Quảng Trị); Lý Sơn (Quảng Ngãi); Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng); Trường Sa (Khánh Hòa); Phú Quý (Lâm Đồng); Côn Đảo (TP.HCM); Phú Quốc, Kiên Hải, Thổ Chu (An Giang).

Bãi tắm Cát Cò 1 và 2 trên đảo Cát Bà
Bãi tắm Cát Cò 1 và 2 trên đảo Cát Bà

Đặc khu Cát Hải: Từ "nước mắm" đến trung tâm du lịch

Trước năm 2000, khu vực Cát Hải - Cát Bà chỉ được biết đến qua thương hiệu "nước mắm Cát Hải". Thời điểm ấy, nếu đi du lịch, nghỉ dưỡng, người dân miền Bắc sẽ tìm đến Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng) hoặc xa hơn là Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An)…

Xưởng mắm Quang Hải bên vịnh Cát Bà, năm 2004
Xưởng mắm Quang Hải bên vịnh Cát Bà, năm 2004

Những du khách đầu tiên đến Cát Hải, không phải trong nước mà là nước ngoài. Theo số liệu của Đồn biên phòng Cát Bà, giai đoạn 1994 - 1996, có khoảng 5.000 người nước ngoài đến tham quan, nghỉ mát, khảo sát, thăm dò thị trường… Năm 1997, có 997 đoàn khách nước ngoài (5.492 người) thuộc 40 quốc gia, đến rừng quốc gia Cát Bà, vịnh Lan Hạ…

Khách nước ngoài đến tham quan vịnh Cát Bà, năm 2006
Khách nước ngoài đến tham quan vịnh Cát Bà, năm 2006

Đặc biệt, ngày 2.12.2004, Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận, đã thu hút sự chú ý đặc biệt của du khách quốc tế. Cuối tháng 12.2009, TP.Hải Phòng đã tổ chức lễ đón vị khách (quốc tịch Australia) thứ 1 triệu đến với Cát Bà, Cát Hải.

Trung tâm thị trấn Cát Bà (huyện Cát Hải) nhìn từ núi Ngọc, năm 1999
Trung tâm thị trấn Cát Bà (huyện Cát Hải) nhìn từ núi Ngọc, năm 1999

Đầu tháng 9.2017, khi công trình cầu, đường Tân Vũ - Lạch Huyện chính thức đi vào hoạt động, chấm dứt sự hoạt động của phà Đình Vũ, thì lượng khách nội địa mới tăng đột biến.

Hiện tại, tuyến đường này còn bến phà Bến Gót, nhưng du khách có nhiều tuyến đường ra Cát Bà, Cát Hải như đi tàu cao tốc từ Bến Bính, phà Tuần Châu từ Hạ Long sang Cát Bà…

Quần đảo Long Châu thuộc đặc khu Cát Hải
Quần đảo Long Châu thuộc đặc khu Cát Hải

Theo số liệu của TP.Hải Phòng, trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của Cát Hải ước đạt 6.574 tỉ đồng; tổng lượng khách du lịch hơn 2 triệu lượt người (hơn 705.000 lượt khách quốc tế); tổng doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống hơn 2.244 tỉ đồng…

Lồng bè nuôi trồng hải sản của người dân Cát Bà
Lồng bè nuôi trồng hải sản của người dân Cát Bà

Sở dĩ lượng khách (nhất là khách quốc tế) đến với Cát Hải nhiều vậy, là do hiệu ứng tích cực từ danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại địa phương được cải thiện đáng kể.

Tính đến đầu năm 2025, Cát Hải có 313 cơ sở lưu trú du lịch (6.566 phòng nghỉ/11.906 giường), trong đó có 2 cơ sở đạt tiêu chuẩn 5 sao.

Hệ thống du thuyền hiện đại hoạt động trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, dần đáp ứng nhu cầu của dòng khách có khả năng chi trả cao (đặc biệt là khách du lịch quốc tế), với 139 phương tiện chở khách tham quan, lưu trú nghỉ đêm trên vịnh (73 tàu tham quan và 66 tàu thủy lưu trú du lịch, tương đương 1.216 phòng nghỉ).

Vịnh Lan Hạ thuộc đặc khu Cát Hải
Vịnh Lan Hạ thuộc đặc khu Cát Hải

Ngoài ra, hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng cũng được đầu tư, nâng cấp về quy mô và chất lượng, với 77 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đáp ứng nhu cầu du khách khi đến Cát Bà…

Khu nghỉ dưỡng Flamingo Cát Bà Beach Resort tại đặc khu Cát Hải
Khu nghỉ dưỡng Flamingo Cát Bà Beach Resort tại đặc khu Cát Hải

Trọng điểm kinh tế biển

5 năm qua, Cát Hải thực sự trở thành trọng điểm kinh tế biển của TP.Hải Phòng. Sự kiện quần đảo Cát Bà cùng với vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, đã thu hút các dự án lớn đầu tư về du lịch, điển hình là dự án khu du lịch - dịch vụ vịnh trung tâm Cát Bà của Tập đoàn Sun Group (tổng đầu tư hơn 12.500 tỉ đồng).

Nắng sớm trên biển Cát Hải
Nắng sớm trên biển Cát Hải

Trên địa bàn đặc khu Cát Hải, các công trình, dự án phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ cao đã khai thác và đang tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô như: dự án cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, dự án tổ hợp sản xuất ô tô VinFast, dự án khu công nghiệp và khu phi thuế quan Xuân Cầu...

Đặc biệt, với lợi thế có cảng biển nước sâu Lạch Huyện - cảng cửa ngõ quốc tế duy nhất của miền Bắc, sẽ đưa đặc khu Cát Hải trở thành trung tâm dịch vụ cảng biển logistics, khu công nghiệp hiện đại. Đảo Cát Bà trở thành khu du lịch quốc gia, trung tâm du lịch sinh thái biển quốc tế...

Cảnh đẹp trên vịnh Cát Bà, thuộc đặc khu Cát Hải
Cảnh đẹp trên vịnh Cát Bà, thuộc đặc khu Cát Hải

Một số hình ảnh về đặc khu Cát Hải, xưa và nay

Đường xuyên đảo Cát Bà, năm 1992
Đường xuyên đảo Cát Bà, năm 1992
Những người lái xe Minsk làm nghề xe ôm ở huyện đảo Cát Hải, năm 1993
Những người lái xe Minsk làm nghề xe ôm ở huyện đảo Cát Hải, năm 1993
Ngày hội làng cá Cát Bà, tháng 4.2003
Ngày hội làng cá Cát Bà, tháng 4.2003
Khách nước ngoài khám phá Vườn quốc gia Cát Bà, năm 2005
Khách nước ngoài khám phá Vườn quốc gia Cát Bà, năm 2005
Cô giáo và học sinh Trường tiểu học Việt Hải, xã vùng sâu của huyện Cát Hải, năm 2008
Cô giáo và học sinh Trường tiểu học Việt Hải, xã vùng sâu của huyện Cát Hải, năm 2008
Đợi phà từ Đình Vũ sang Cát Hải, năm 2006
Đợi phà từ Đình Vũ sang Cát Hải, năm 2006
Đường 1.4 là trục giao thông chính của thị trấn Cát Bà, năm 2006
Đường 1.4 là trục giao thông chính của thị trấn Cát Bà, năm 2006
Vịnh Cát Bà, năm 2006
Vịnh Cát Bà, năm 2006
Bãi tắm Cát Cò 1, năm 2006
Bãi tắm Cát Cò 1, năm 2006
Du khách từ Hạ Long sang Cát Bà chuyển tiếp bằng thuyền gỗ, năm 2006
Du khách từ Hạ Long sang Cát Bà chuyển tiếp bằng thuyền gỗ, năm 2006
Một góc Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, thuộc đặc khu Cát Hải
Một góc Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, thuộc đặc khu Cát Hải
Làng chài trên vịnh Lan Hạ, Cát Hải
Làng chài trên vịnh Lan Hạ, Cát Hải
Một góc vịnh Cát Bà, nhìn từ trên cao
Một góc vịnh Cát Bà, nhìn từ trên cao
Núi và biển là điểm nhấn chính cho hoạt động du lịch tại đặc khu Cát Hải
Núi và biển là điểm nhấn chính cho hoạt động du lịch tại đặc khu Cát Hải
Cuộc sống trên vịnh Cát Bà
Cuộc sống trên vịnh Cát Bà
Chèo thuyền kayak trên vịnh Lan Hạ, Cát Hải
Chèo thuyền kayak trên vịnh Lan Hạ, Cát Hải
Toàn cảnh quần đảo Long Châu thuộc đặc khu Cát Hải
Toàn cảnh quần đảo Long Châu thuộc đặc khu Cát Hải
Ca nô cao tốc của Đồn biên phòng Cát Bà (Bộ đội Biên phòng TP.Hải Phòng) tuần tra kiểm soát trên vùng biển đặc khu Cát Hải
Ca nô cao tốc của Đồn biên phòng Cát Bà (Bộ đội Biên phòng TP.Hải Phòng) tuần tra kiểm soát trên vùng biển đặc khu Cát Hải

Theo Đồng Khánh địa dư chí, Cát Hải dưới thời nhà Nguyễn là 2 tổng Đôn Lương và Hà Liên thuộc huyện Nghiêu Phong, tỉnh Quảng Yên.

Năm 1955, huyện Cát Hải và thị xã Cát Bà thuộc khu Hồng Quảng. Năm 1956, huyện Cát Hải và thị xã Cát Bà sáp nhập vào TP.Hải Phòng.

Ngày 22.7.1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 318-TTg về việc thành lập huyện Cát Bà trên cơ sở sáp nhập thị xã Cát Bà và 5 xã (Trân Châu, Xuân Đám, Hiền Hào, Gia Luận, Việt Hải) thuộc huyện Cát Hải. Thị xã Cát Bà đổi thành thị trấn Cát Bà thuộc huyện Cát Bà.

Ngày 11.3.1977, Chính phủ ban hành Quyết định số 57-CP, sáp nhập huyện Cát Bà vào huyện Cát Hải. Huyện Cát Hải gồm thị trấn Cát Bà và 13 xã (Cao Minh, Đồng Bài, Gia Lộc, Gia Luận, Hiền Hào, Hòa Quang, Hoàng Châu, Nghĩa Lộ, Phù Long, Trân Châu, Văn Phong, Việt Hải, Xuân Đám).

Năm 1988, huyện Cát Hải có 2 thị trấn và 10 xã trực thuộc.

Ngày 16.6.2025, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1669/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của TP.Hải Phòng năm 2025, nêu rõ: "Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Cát Hải, thị trấn Cát Bà và các xã Đồng Bài, Hoàng Châu, Nghĩa Lộ, Văn Phong,Gia Luận, Hiền Hào, Phù Long, Trân Châu, Việt Hải, Xuân Đám thành đặc khu Cát Hải".

Đặc khu Cát Hải được thành lập trên cơ sở nguyên trạng huyện Cát Hải (10 xã, 2 thị trấn), diện tích gần 287 km2, dân số hơn 71.000 người.

Thời gian qua, trụ sở huyện Cát Hải được sửa chữa, cải tạo trở thành Trung tâm Phục vụ hành chính công đặc khu Cát Hải. Ngày 20.6 vừa qua, địa phương tổ chức vận hành thử nghiệm Trung tâm Phục vụ hành chính công đặc khu Cát Hải. Kết quả thử nghiệm cơ bản đạt yêu cầu, đáp ứng nhu cầu xử lý công việc của người dân và doanh nghiệp.

Theo Mai Thanh Hải - Ngô Trần Hải An - Lưu Quang Phổ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

null