4 dự án giao thông trọng điểm quốc gia sắp "trình làng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo báo cáo của Chính phủ, giai đoạn 2016-2020, dự kiến sẽ có 4 dự án giao thông trọng điểm quốc gia. Những dự án này có tổng vốn đầu tư lên tới hàng chục tỉ USD.

4 dự án này bao gồm: Đường bộ cao tốc Bắc Nam với tổng vốn khoảng 230.000 tỉ đồng; Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành với vốn đầu tư khoảng 16,3 tỉ USD; Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và dự án Tuyến đường ven biển.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam

Vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) đã trình Chính phủ đề án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông dài 1.372 km với thiết kế tốc độ 100 - 120 km/h, tổng mức đầu tư 229.829 tỷ đồng, từ nay đến 2020.

Trong tổng mức đầu tư là 229.829 tỉ đồng thì sẽ có vốn nhà đầu tư huy động 136.286 tỉ đồng, vốn ngân sách Nhà nước 93.534 tỉ đồng (chiếm 40,7%).

Về nguyên tắc đầu tư, quan điểm của Bộ GTVT là các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), cụ thể ở đây là hình thức hợp đồng BOT có sự tham gia hỗ trợ đầu tư của Nhà nước. Với chiều dài 1.372 km, đề án phân chia thành 20 dự án thành phần, mỗi dự án được khai thác độc lập, phù hợp với khả năng huy động

Bộ GTVT dự kiến tiến độ thực hiện: Phê duyệt chủ trương/đề xuất đầu tư các dự án thành phần: Tháng 6-7-2017: Phê duyệt dự án đầu tư: Hoàn thành từ tháng 12-2017-3-2018; - Phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ mời thầu: Hoàn thành từ tháng 6.2018-9.2018; Lựa chọn nhà đầu tư: Hoàn thành trước tháng 12-2018; Khởi công các đoạn tuyến: Chậm nhất vào tháng 5.2019; Hoàn thành các đoạn tuyến: Chậm nhất tháng 12-2022.

Trên cơ sở tiến độ của các dự án thành phần, dự kiến kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2017-2022 để bố trí cho dự án như sau: năm 2017 là 8.458 tỉ đồng; năm 2018 là 16.559 tỉ đồng; năm 2019 là 26.988 tỉ đồng; năm 2020 là 22.688 tỉ đồng; năm 2021 là 14.067 tỉ đồng; năm 2022 là 4.784 tỉ đồng.

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Theo quy hoạch, dự án sân bay Long Thành sẽ có tổng mức đầu tư là 336.763 tỉ đồng (tương đương 16,3 tỉ USD), trong đó giai đoạn 1 là 114.569 tỉ đồng (tương đương 5.456 tỉ USD).

Dự án được sử dụng một phần vốn ngân sách Nhà nước, vốn ODA, vốn doanh nghiệp, vốn cổ phần hóa, vốn đối tác công tư (PPP) và các loại vốn khác theo quy định của pháp luật.

Dự án được tiến hành với 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Đầu tư xây dựng một đường cất hạ cánh và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2025.

Giai đoạn 2: Tiếp tục đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2, cấu hình mở và một nhà ga hành khách để đáp ứng công suất 50 triệu khách/năm, 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Trong giai đoạn 3, sẽ hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt công suất 100 triệu khách/năm, 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam

Với dự án này, giai đoạn 2016-2020 chủ yếu sẽ tập trung lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi toàn tuyến phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực theo quy định để thực hiện trong giai đoạn 2022 - 2030 và hoàn thành vào năm 2050.

Hiện nay Nhật Bản và Hàn Quốc đang quan tâm hỗ trợ cho một số đoạn như Hà Nội - Vinh, Sài Gòn - Nha Trang.

Dự án Tuyến đường ven biển

Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020 sẽ ưu tiên đầu tư một số đoạn tuyến đường và cầu thực sự cấp bách theo Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam. Trong đó cấp bách nhất được ưu tiên là đoạn Hải Phòng – Thái Bình. Vì đoạn đường này sẽ tạo điều kiện cho địa phương khai thác vùng bãi bồi ven biển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế các tỉnh Nam sông Hồng.

Trong đó, đoạn Hải Phòng dài 29 km với tổng mức đầu tư 2.000 tỉ đồng đầu tư theo hình thức PPP (Tổng công ty xây dựng số 1 đầu tư) trong đó vốn góp của Nhà nước là 1.000 tỉ đồng); Đoạn Thái Bình dài 15km, tổng mức đầu tư 1.500 tỉ đồng, dự kiến đầu tư từ nguồn vốn ODA (hiện Ngân hàng Thế giới đang quan tâm cho vay).

Theo motthegioi

Có thể bạn quan tâm

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

null