26km - 4 thủy điện: Những con sông đang oằn mình "gánh" thủy điện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo thống kê, cùng với công trình thuỷ nông, hồ chứa; hệ thống sông ngòi lớn của Việt Nam đang phải oằn mình gánh trên 500 công trình thủy điện lớn nhỏ.

Sông Rào Trăng 26km "gánh" 4 công trình thủy điện

Việc một con sông có lưu lượng dòng chảy trung bình, nhưng đang phải “oằn mình” gánh hàng loạt dự án thủy điện cũng ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái, gia tăng tác hại của hạn hán, lũ lụt.

Theo kết quả khảo sát, điều tra về hồ chứa, đập và đập thủy điện tại 10 dòng sông lớn của Việt Nam những năm gần đây của tổ chức Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho thấy, các hệ thống sông như sông Hồng – sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Ba, sông Vu Gia – Thu Bồn, sông Sêrêpôk, sông Sê San… đang có rất nhiều đập và đập thủy điện lớn nhỏ.

Cùng với công trình thuỷ nông, hồ chứa; hệ thống sông ngòi lớn của Việt Nam đang phải oằn mình gánh trên 500 công trình thủy điện lớn nhỏ.

Tại Thừa Thiên Huế hiện có hơn chục dự án thủy điện nhỏ được cấp phép đầu tư xây dựng theo thiết kế bậc thang.

Riêng sông Rào Trăng có chiều dài khoảng 26 km nhưng đã có tới 4 dự án thủy điện với 4 bậc, tổng công suất lắp máy là 89MW đang xây dựng, sắp hoàn thành và đã đi vào hoạt động gồm: thủy điện A Lin B1 (42MW); A lin B2 (20MW); Rào Trăng 3 (13MW) và Rào Trăng 4 (14MW). Như vậy, trung bình cứ 6,5km sông Rào Trăng lại bị chia cắt bởi một công trình thủy điện.

 

 Thuỷ điện Rào Trăng 3 bị sạt lở. Ảnh: Tuấn Nguyên
Thuỷ điện Rào Trăng 3 bị sạt lở. Ảnh: Tuấn Nguyên


Ở Nghệ An, dọc tuyến sông Lam, đoạn thượng nguồn bắt đầu từ các con suối bị chặn bởi chi chít thủy điện lớn nhỏ.

Cụ thể, đoạn qua địa phận huyện Tương Dương có 4 nhà máy thủy điện, bao gồm: Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ, công suất 320MW; Nhà máy Thủy điện Khe Bố, công suất 100MW; Nhà máy thủy điện Nậm Nơn ở xã Lượng Minh công suất 20MW; Nhà máy thủy điện Bản Ang, ở xã Xá Lượng với công suất 17MW.

Ở Quảng Nam, hai dòng sông là A Vương, sông Kôn cũng gánh chịu 7 công trình thủy điện gồm A vương, Sông Kôn 2, Khe Diên, Đại Đồng, Sông Cùng, Za Hung, Trà Linh 3.

Khó tránh khỏi những hệ lụy

Trao đổi với Lao Động, ông Đỗ Quốc Quân - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, trong cơ cấu nguồn điện của hệ thống điện quốc gia hiện nay, thủy điện chiếm tỷ trọng khá lớn, các nhà máy thủy điện đang vận hành chiếm tỷ trọng khoảng 40% về công suất lắp đặt và khoảng 37% về điện năng toàn hệ thống, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh năng lượng.

Với đặc thù việc lựa chọn vị trí để xây dựng các nhà máy thủy điện phụ thuộc rất lớn vào điều kiện địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn - nhằm đảm bảo yêu cầu về mặt kinh tế - kỹ thuật; đồng thời phải đảm bảo các tiêu chí về môi trường, xã hội, dân cư và đất đai, cho nên các dự án thủy điện hầu hết được nghiên cứu để đầu tư, xây dựng đều tập trung vào các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Một nguyên tắc nữa không thể không kể đến là việc bố trí các dự án thủy điện theo thứ tự bậc thang trên một dòng sông, suối nhằm tối ưu hóa quá trình vận hành, khai thác phù hợp, tránh lãng phí nguồn nước của lưu vực sông, suối.

Theo ông Quân, việc xây dựng thủy điện tập trung vào một số khu vực cũng không tránh khỏi một số ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, du lịch trong khu vực dự án (do tiếng ồn, bụi, khói, ô nhiễm nguồn nước).

Chính vì vậy, để khắc phục các nhược điểm nêu trên, ngoài trách nhiệm chỉ đạo giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý chuyên ngành Công Thương, cũng cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan liên quan trong việc cấp phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp từ trung ương đến địa phương và ý thức chấp hành các quy định pháp luật của các chủ đầu tư dự án thủy điện.

"Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch điện VIII, theo đó 13 quy hoạch bậc thang thủy điện trên các sông lớn và quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc sẽ được tích hợp vào quy hoạch này. Vì vậy quy hoạch thủy điện cũng sẽ được đánh giá, xem xét đảm bảo hài hòa, phù hợp với quy hoạch tổng thể chung", ông Quân cho hay.

Theo Cường Ngô  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chỉ hơn 1,7 tỷ đồng, bạn có thể sở hữu mẫu xe thuần điện đầu tiên của Volvo tại Việt Nam

Chỉ hơn 1,7 tỷ đồng, bạn có thể sở hữu mẫu xe thuần điện đầu tiên của Volvo tại Việt Nam

(GLO)- Hãng xe an toàn nhất thế giới vừa cho ra mắt chiếc xe thuần điện Volvo EC40, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của hãng. Với thiết kế hiện đại, công nghệ tiên tiến, và hiệu suất vượt trội, EC40 là đối thủ đáng gờm trong phân khúc xe điện hạng sang.

Aprilia RS 660: “Tinh hoa” trong làng sportbike tầm trung, giá khởi điểm từ 485 triệu đồng

Aprilia RS 660: “Tinh hoa” trong làng sportbike tầm trung, giá khởi điểm từ 485 triệu đồng

(GLO)- Sở hữu khối động cơ 659cc mạnh mẽ cùng những công nghệ tiên tiến, Aprilia RS 660 không chỉ mang đến trải nghiệm lái phấn khích mà còn thể hiện sự vượt trội về hiệu suất trong tầm giá. Hiện chiếc xe này đang được bán với giá khởi điểm từ 485 triệu đồng.

CBR1000RR-R Fireblade: Siêu phẩm thể thao với sức mạnh vô song có giá bán trên 950,5 triệu đồng

CBR1000RR-R Fireblade: Siêu phẩm thể thao với sức mạnh vô song có giá bán trên 950,5 triệu đồng

(GLO)- Chiếc xe mơ ước của các tín đồ đam mê tốc độ với những cải tiến đột phá, nâng tầm hiệu suất vượt trội của hãng Honda. Từ thiết kế mạnh mẽ, Fireblade không chỉ là một chiếc xe, mà còn là biểu tượng của sự tinh tế trong ngành công nghiệp mô tô thể thao.

Kawasaki Ninja ZX-10R: Siêu phẩm tốc độ chinh phục mọi đường đua có giá niêm yết 729 triệu đồng

Kawasaki Ninja ZX-10R: Siêu phẩm tốc độ chinh phục mọi đường đua có giá niêm yết 729 triệu đồng

(GLO)- Kawasaki Ninja ZX-10R là mẫu sportbike đỉnh cao, được trang bị công nghệ hiện đại và sức mạnh vượt trội từ đường đua MotoGP. Với thiết kế khí động học cùng hiệu suất đáng kinh ngạc, đây là lựa chọn hàng đầu dành cho những tín đồ đam mê tốc độ và trải nghiệm đua xe chuyên nghiệp.