10 đội quân mạnh nhất thế giới 2021, Việt Nam bất ngờ là một trong các nước có số lượng xe tăng khủng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng năm sức mạnh quân sự của tất cả các quốc gia trên thế giới đều được đo lường theo "Chỉ số Hỏa lực Toàn cầu" và dựa trên đó người ta sẽ xếp hạng tương ứng.
 


"Chỉ số Hỏa lực Toàn cầu" so sánh về quân đội trên thế giới dựa trên các tiêu chí sức mạnh quân đội và trang thiết bị quân sự như: ngân sách mà một quốc gia đầu tư vào quốc phòng của mình, phạm vi và lựa chọn vũ khí, cũng như vị trí và số lượng các căn cứ hải quân và không quân. Chỉ số này càng gần bằng 0 chứng tỏ một quốc gia càng mạnh về sức mạnh quân sự. Lực lượng đặc biệt của quân đội cũng rất quan trọng đối với mọi quốc gia.

Một điều bất ngờ khá 'sốc" là Pháp một lần nữa đứng ở vị trí đầu tiên trong số các nước châu Âu năm nay và đứng vị trí thứ 7 trong bảng tổng sắp, trong khi Đức, một nước được coi là một trong những nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới lại nằm ở vị trí 15. Tuy nhiên, một số quốc gia hoàn toàn mới trong top 20. Những quốc gia này bao gồm Ai Cập, Indonesia, Pakistan và Ả Rập Saudi. Ở cuối bảng xếp hạng chủ yếu là các quốc gia nhỏ hơn với nguồn lực hạn chế. Năm ngoái, Vương quốc Bhutan, Liberia và Suriname đứng cuối cùng. Năm nay là Bhutan, Liberia và Somalia.

Vị trí thứ 10: Pakistan đạt 0,2083 điểm


 

 


Theo ước tính của Global Firepower, quân đội Pakistan có lực lượng vũ trang mạnh thứ 7 trên thế giới, với khoảng 654 nghìn binh lính trên tổng số dân 223 triệu người, cùng 3010 xe tăng chiến đấu chủ lực (đứng hàng thứ 6 trên thế giới). Về sức mạnh không quân, Pakistan đứng vị trí thứ 7 với 1364 máy bay bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay vận tải và máy bay trực thăng. Khoảng 728 tỷ đô la chênh lệch giữa ngân sách quân sự của người đứng đầu là Mỹ và người đứng thứ 24 là Pakistan (chi 12,275 tỷ đôla cho quân sự mỗi năm).

Vị trí thứ 9: Brasil với 0,2037 điểm

Top 10 đội quân mạnh nhất thế giới 2021, đặc biệt Việt Nam là 1 trong 10 nước sở hữu số lượng xe tăng 'khủng' - Ảnh 2.


 

 



Với khoảng 400 nghìn binh lính trong tổng số dân khoảng 212 triệu người, quân đội Brasil có lực lượng vũ trang đứng hàng thứ 11 trên thế giới, cùng số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực chỉ chiếm hàng thứ 34, số máy bay chỉ có 676 chiếc đứng hàng thứ 34 trên thế giới về sức mạnh không quân, nhưng Brasil chi gấp đôi cho quân sự mỗi năm so với Pakistan (ở vị trí thứ 10) là 29,3 tỷ đôla đứng hàng thứ 13 trên thế giới.

Vị trí thứ 8: Vương quốc Anh với 0,2008 điểm

 

Tàu ngầm HMS Vigilant, một trong những vũ khí hạt nhân có sức hủy diệt hàng đầu của Anh
Tàu ngầm HMS Vigilant, một trong những vũ khí hạt nhân có sức hủy diệt hàng đầu của Anh


Vương quốc Anh sở hữu 195 nghìn binh lính, một con số khá nhỏ trong tổng số dân là khoảng gần 66 triệu người, nên lực lượng vũ trang của nước này chỉ đứng hàng thứ 27 trên thế giới. Nhưng số tiền mà vương quốc Anh chi cho quân sự mỗi năm gấp gần 6 lần so với Parkistan khoảng 56 tỷ đôla, đứng hàng thứ 4 trên thế giới. Ngoài ra, Anh sở hữu 738 máy bay chiến đấu các loại, 30 vũ khí quân sự đặc biệt và 109 xe tăng chiến đấu chủ lực...

Vị trí thứ 7: Pháp với 0,1691 điểm


 

Hệ thống tên lửa phòng không Crotale là một dạng vũ khí quân sự tối tân của Pháp.
Hệ thống tên lửa phòng không Crotale là một dạng vũ khí quân sự tối tân của Pháp.


Với khoảng 270 nghìn binh lính trong tổng số dân gần 68 triệu người, quận đội Pháp có lực lượng vũ trang chỉ đứng hàng 21 trong tổng số 140 nước trên thế giới và chi khoảng 48 tỷ đôla cho quân sự quốc phòng mỗi năm kém hơn Đức là khoảng 58 tỷ đô la. Tuy nhiên, Pháp lại là đội quân hùng mạnh nhất Châu Âu bởi nước này sở hữu sức mạnh không quân và lục quân hơn hẳn nước đối thủ là Đức trong khối Châu Âu với 1057 máy bay, 406 xe tăng chiến đấu chủ lực (nhưng vẫn thua Việt Nam ở vị trí thứ 10 thế giới là 1800 xe tăng) và 46 vũ khí quân sự đặc biệt.

Vị trí thứ 6: Hàn Quốc với 0,1621 điểm


 

 



Mặc dù chỉ đứng 4 trong khu vực Châu Á, nhưng đây là đội quân khiến các nước đối thủ trên thế giới phải dè chừng với 600 nghìn binh lính, chi 48 tỷ đôla hàng năm cho quân sự quốc phòng, sở hữu số lượng máy bay chiến đấu còn hơn cả Pháp với 1581 chiếc, 30 vũ khí quân sự đặc biệt và 3500 xe tăng chiến đấu chủ lực, bằng hơn 1/3 so với đội quân mạnh nhất Châu Á là Trung Quốc.

Vị trí thứ 5: Nhật Bản với 0,1435 điểm


 

Type-10 của Nhật Bản được giới quân sự đánh giá là một trong những xe tăng hàng đầu thế giới khi xét trên ba tiêu chí về hỏa lực mạnh, độ cứng của giáp và sự cơ động trên chiến trường.
Type-10 của Nhật Bản được giới quân sự đánh giá là một trong những xe tăng hàng đầu thế giới khi xét trên ba tiêu chí về hỏa lực mạnh, độ cứng của giáp và sự cơ động trên chiến trường.



Mặc dù không nằm trong Top 10 những nước có lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới khi chỉ có 250 nghìn binh lính, nhưng Nhật Bản lại hơn quốc gia nước láng giềng là Hàn Quốc về chi phí cho quân sự quốc phòng mỗi năm là gần 52 tỷ đôla và vũ khí quân sự đặc biệt đứng hàng thứ 2 trên thế giới với 162 các loại. Ngoài ra Nhật Bản cũng sở hữu 1480 máy bay chiến đấu, 1004 xe tăng chiến đấu chủ lực.

Vị trí thứ 4: Ấn Độ với 0,1214 điểm

 

Các chuyên gia quân y Ấn Độ đang thiết lập Cơ sở nghiên cứu Covid-19 di động tại Thủ đô New Delhi. (Ảnh NITV).
Các chuyên gia quân y Ấn Độ đang thiết lập Cơ sở nghiên cứu Covid-19 di động tại Thủ đô New Delhi. (Ảnh NITV).


Lực lượng vũ trang của Ấn Độ mạnh hàng thứ 2 trên thế giới chỉ sau mỗi Trung Quốc với khoảng 1,5 triệu binh lính trên tổng số dân khoảng 1,3 tỷ người và khoảng 74 tỷ đô la chi cho quân sự mỗi năm, gần gấp đôi so với nước đứng hàng thứ 3 thế giới là Nga. Không những vậy, Ấn Độ sở hữu 'binh đoàn' không quân và lục quân đứng hàng thứ 4 thế giới với 6464 xe tăng chiến đấu chủ lực, 2119 máy bay chiến đấu.

Vị trí thứ 3: Trung Quốc với 0,0858 điểm

Quân đội Trung Quốc có gần 2,2 triệu binh sĩ, gấp khoảng 10 lần so với Đức, là lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới. Theo ước tính của Global Firepower, Trung Quốc chi 178 tỷ đô la cho quân sự mỗi năm, chỉ sau mỗi Mỹ và gấp 4 lần so với nước đứng thứ 2 là Nga. Trung Quốc cũng sở hữu 3260 máy bay, 9151 xe tăng chiến đấu chủ lực cùng 115 vũ khí quân sự đặc biệt.

Vị trí thứ 2: Nga với 0,0796 điểm


 

Vũ khí 'hải thần' Poseidon, siêu ngư lôi


Nga sở hữu lực lượng vũ trang đứng hàng thứ 5 trong tổng số 140 quốc gia trên thế giới với khoảng 1 triệu binh lính, tương đối lớn so với dân số xấp xỉ 142 triệu người. Mặc dù chỉ sở hữu 4144 máy bay chiến đấu, 130 vũ khí quân sự đặc biệt, và chi cho quân sự quốc phòng 1 phần rất nhỏ 42 tỷ đô la, số lẻ so với nước đứng đầu nhưng Nga lại không có đối thủ ở mặt trận lục quân khi là nước sở hữu số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực nhiều nhất thế giới: khoảng 15000 chiếc gấp đôi cường quốc quân sự hàng đầu Mỹ.

Đội quân bá chủ thế giới: Mỹ với 0,0721 điểm

10 Siêu pháo tầm xa 1000 dặm: Khẩu pháo "đỉnh cao" nhất mọi thời đại khi có thể bắn chính xác mục tiêu ở độ xa không tưởng 1.000 dặm (hơn 1600 km) sử dụng đạn pháo thông minh siêu thanh tích hợp hệ thống công nghệ cao đột phá hiện nay của Mỹ.

Với chi phí 'cực khủng' khoảng 740 tỷ mỗi năm cho quân sự quốc phòng, cùng 749 vũ khí quân sự đỉnh cao bậc nhất thế giới, Mỹ chiếm vị trí thượng phong trong bảng xếp hạng 'Chỉ số hỏa lực toàn cầu' là điều dễ hiểu. Bất chấp số lượng binh sĩ 1,4 triệu người, ít hơn so với Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng bù lại Hoa Kỳ sở hữu số máy bay chiến đấu lớn nhất thế giới 13,233 nghìn chiếc, cùng 8,850 nghìn xe tăng chiến đấu chủ lực kém mỗi Nga và Trung Quốc.


https://danviet.vn/10-doi-quan-manh-nhat-the-gioi-2021-viet-nam-bat-ngo-la-mot-trong-cac-nuoc-co-so-luong-xe-tang-khung-20210504095726318.htm


Theo  Hiếu (Gentside/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.