Xuôi về miền nắng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Mỗi năm, tôi có mấy lượt xuôi xuống mạn Krông Pa. Mùa nào tôi cũng cảm nhận được cái nắng ngấm sâu găn gắt vào thịt da ở vùng đất được ví là “chảo lửa” của Gia Lai. Tôi gọi miền ấy là miền nắng, dù cao nguyên của tôi, nơi đâu cũng bộn bề những nắng.

Vùng đất đầy nắng nằm ở phía Đông Nam tỉnh ấy được biết đến trước đây gắn liền với chiến thắng Đường 7-Sông Bờ nổi tiếng một thời. Khoảng 20 năm trước, khi xuất phát từ Pleiku, cũng phải mất hơn nửa ngày đường mới có thể đến được trung tâm huyện Krông Pa, còn muốn vào đến các điểm dân cư, có khi phải mất thêm cả nửa ngày nữa.

Những chuyến đi của tôi khi ấy thường phải trải qua mấy chặng. Chặng đầu tiên là đón xe khách xuống đến Bến xe Chư Sê, rồi từ Bến xe Chư Sê đi một chặng nữa đến thị trấn Ayun Pa, sau đó mất chặng xe khách nữa đến thị trấn Phú Túc, rồi muốn đến xã nào thì… tính tiếp! Giờ thì khác, quốc lộ 25 thông suốt, xe cộ tấp nập, tôi có thể xuống Krông Pa và trở về ngay trong ngày. Cả những con đường dẫn vào các buôn làng xa xôi cũng đã được trải nhựa phẳng lì, giao thông thuận tiện.

Một dịp, tôi xuống dự đám cưới của một đứa cháu. Tôi đã rất thích thú khi được tham gia vào việc làm những món ăn cho cỗ cưới, trong đó có món lá mì xào. Vùng đất Krông Pa có rất nhiều món ăn mang vị đắng, trong đó, có lẽ nổi tiếng và quen thuộc nhất là món lá mì xào. Đây là món ăn đặc trưng của người Jrai. Món này gồm có nguyên liệu chính là lá mì, thêm khổ qua, cà đắng và hoa đu đủ đực xào chung với thịt heo. Cách làm cầu kỳ và trải qua khá nhiều công đoạn. Gần như tất cả các nguyên liệu làm thành món ăn đều có vị đắng.

Theo thời gian, món lá mì xào có thêm sự biến tấu, kết hợp nguyên liệu khác nhau, nhưng cơ bản vẫn giữ vị đắng và rất được ưa chuộng ở vùng đất nắng. Dường như tất cả những người quen của tôi ở Krông Pa đều có thể nấu được món này. Việc nó có mặt ở mâm cỗ của một đám cưới người Kinh đã chứng minh được sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền.

Khi một cộng đồng người từ nhiều nơi tụ hợp đến, trải qua sự biến thiên biến thời, người ta đã chọn lọc và giữ lại những gì là tinh hoa, tinh túy để góp phần tạo nên sự đa thanh đa điệu ở một vùng đất.

Krông Pa vẫn còn nhiều ngôi làng với những mái nhà sàn nằm dưới nắng. Ảnh: Châu Khánh

Krông Pa vẫn còn nhiều ngôi làng với những mái nhà sàn nằm dưới nắng. Ảnh: Châu Khánh

Bắt đầu chớm đất Ayun Pa là có cảm giác thật thú vị, khi giữa địa hình cao nguyên đồi núi dốc đèo, chợt hiện ra một bình nguyên bằng lặng thơ thới reo vui bởi màu xanh của ruộng đồng ngút ngát tầm mắt. Cũng bắt đầu từ đấy, khí hậu, thổ nhưỡng có sự khác biệt hoàn toàn với cao nguyên bazan quen thuộc.

Khí hậu Krông Pa có phần nóng hơn ở Ayun Pa, đất đai cũng cằn cỗi hơn. Nhưng cũng thật tuyệt vời, khi người dân nơi đây đã tìm được những phương cách để thích nghi. Người Krông Pa đã thành công với cây thuốc lá, mía, mì, dưa hấu, điều, xoài… Họ còn tận dụng thứ nắng đặc trưng để làm nên thương hiệu thịt bò một nắng và muối kiến vàng ngày càng được nhiều người biết đến rộng rãi và ưa chuộng.

Tôi đã từng đứng bên bờ con sông Ba ở địa phận An Khê và mường tượng về những nơi mà nó đi qua. Rồi một ngày, tôi đã men theo dòng sông Ba từ đèo Tô Na, xuôi theo mãi điểm cuối cùng của nó để được nhìn ngắm đời sống bộn bề bên dòng sông này.

Những dòng sông trên cao nguyên luôn mang vẻ khác biệt riêng có, không lẫn vào đâu được. Từ trên cao nhìn xuống, con sông như một sợi dây mềm mại vắt ngang lưng đồi sườn núi, và như trăm ngàn con sông trên mặt đất này, cuối cùng hòa mình vào biển.

Mùa nào ngang qua đèo Tô Na để xuôi xuống miền đất đầy nắng, tôi cũng như chìm vào cảnh vật hai bên đường, một bên là vách núi im lìm, một bên là dòng sông Ba cần mẫn xuôi mình về biển. Krông Pa vẫn còn nhiều ngôi làng với những mái nhà sàn dài nằm dưới nắng trời. Vào mùa xuân, hoa điều, hoa xoài nở đầy trời. Lúc chớm hạ, trái chín đã lúc lỉu đầy cành. Mùa nào, tôi cũng cảm nhận được cuộc sống chứa đầy vị ngọt ở đây.

Người Krông Pa bảo, càng nắng thì cây càng ít sâu bệnh, càng sinh trưởng tốt. Càng nắng thì cây mía, trái dưa trái xoài càng ngọt; càng nắng thì củ khoai mì, hạt điều càng bùi, càng thơm…

Tôi đứng thật lâu trên một cây cầu, khi hoàng hôn đang rải khắp mặt con sông Ba. Hoàng hôn chiếu xuống mặt nước khiến con sông rực lên vẻ đẹp khi ngày dần buông xuống. Hai bên bờ sông, màu xanh của cây trái trải rộng mát tầm mắt. Nhìn ngắm vẻ xanh tươi ấy, lòng tôi thấy thật ấm áp, tựa màu nắng ở xứ này và niềm vui cũng theo đó, khẽ nhen lên.

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.