Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc tăng 10 lần trong 1 tháng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cập nhật đến tháng 5-2023, sầu riêng đã chính thức vượt thanh long, trở thành loại trái cây dẫn đầu về doanh thu xuất khẩu

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 6 ước 723 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm 2023 đạt 2,75 tỉ USD, tăng 64,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Đây là ngành hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất giữa bối cảnh xuất khẩu nông - lâm - thủy sản cả nước 6 tháng đầu năm 2023 giảm 11,1% so với cùng kỳ 2022.

5 loại quả xuất khẩu dẫn đầu chiếm 84% giá trị xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc - Nguồn Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp

5 loại quả xuất khẩu dẫn đầu chiếm 84% giá trị xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc - Nguồn Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp

Tính 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về tiêu thụ hàng rau quả của Việt Nam với 63,5% thị phần, đạt giá trị 1,29 tỉ USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong tốp 10 thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam.

Theo phân tích của Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong 5 tháng đầu năm 2023, cơ cấu nhập khẩu rau quả của Trung Quốc tập trung vào nhóm trái cây. Trong đó, 5 loại trái cây chiếm giá trị cao nhất (84%), gồm: sầu riêng (37%), thanh long (19%), chuối (12%), mít (9%), xoài (7%); còn lại là các loại quả như: dưa hấu, dừa, ớt, chanh leo,…

Cơ cấu rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc tháng 5-2023 - Nguồn Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD)

Cơ cấu rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc tháng 5-2023 - Nguồn Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD)

Riêng trong tháng 5-2023, báo cáo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) cho thấy sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc mang về giá trị đến 319,8 triệu USD, tăng hơn 1.082% lần so với tháng 4 và tăng trên tăng 57.061% so với cùng kỳ năm trước (tức tăng hơn 10 lần và hơn 57 lần); xuất khẩu thanh long đạt 46,5 triệu USD, tăng 82,5%. Điều này cũng cho thấy tính chất mùa vụ của rau quả nên giá trị xuất khẩu biến động lớn trong các tháng.

Cũng theo Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, cập nhật đến tháng 5-2023, sầu riêng đã chính thức vượt thanh long, trở thành loại trái cây dẫn đầu về doanh thu xuất khẩu – tính chung tất cả các thị trường với tỉ lệ 26%, tiếp theo là thanh long 15%, chuối 9%.

Có thể bạn quan tâm

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 diễn ra từ ngày 6 đến 12-11 tại khu vực sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh). Ngoài hoạt động văn hóa-thể thao đặc sắc, sự kiện này còn là dịp để quảng bá các mặt hàng truyền thống của địa phương.

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

(GLO)- Tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tạo ra những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe đang trở thành xu hướng của nhiều cơ sở sản xuất. Việc này không chỉ góp phần thay đổi thói quen của người tiêu dùng mà còn gia tăng giá trị của thảo mộc.

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

(GLO)- Đánh vào tâm lý một bộ phận người tiêu dùng thích hàng hiệu giá rẻ nên các đối tượng đưa hàng giả, hàng nhái vào thị trường, nhất là các kênh mua bán trực tuyến. Theo đó, lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.