“Xóm mía” bên quốc lộ 25

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- 10 năm qua, người dân thôn Phú Cường (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã phát triển giống mía thanh diệu trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Loại mía tím này đã trở thành thức quà quê theo chân những chuyến xe đến với mọi miền trong cả nước.
Mía được người dân chặt khúc nhỏ bán với giá 10-20 ngàn đồng/túi. Ảnh: L.G

Mía được người dân chặt khúc nhỏ bán với giá 10-20 ngàn đồng/túi. Ảnh: L.G

Dốc đỏ (dốc Phú Cường) nằm trên tuyến quốc lộ 25, là khu vực đất đai cằn cỗi, nhiều sỏi đá. Tầng địa chất ở đây khá đặc biệt vì là nơi giao thoa giữa miền đất đỏ cao nguyên với đất trắng bạc màu.

Theo người dân trong vùng, có lẽ do địa chất đặc thù nên chỉ có những thửa đất ở dốc Phú Cường mới phù hợp để trồng được giống mía thanh diệu. Tương truyền, đây là giống mía “tiến vua” bởi vị thơm, ngọt hơn hẳn so với các loại mía khác.

Người dân ở đây vẫn thường gọi giống mía này là mía thuốc. Ví von như vậy là bởi lúc người đang mệt mỏi, khát nước mà ăn mía này vào thì sẽ trở nên tươi tỉnh như vừa sử dụng thần dược.

Giống mía này được du nhập vào thôn Phú Cường khoảng hơn 10 năm trước. Một số người ở các tỉnh phía Bắc khi đến Tây Nguyên vẫn hoài niệm vị mía quê nhà. Do đó, khi trở về thăm quê, họ đã mang theo những mắt mía để trồng.

Anh Đinh Văn Điền cho hay: “Quê tôi ở tỉnh Hải Dương. Tôi vào vùng đất này đã hơn 30 năm. Khi còn bé, tôi thường được bà, mẹ cho ăn mía tím rất ngọt nên nhớ mãi hương vị ấy. Mía thuốc rất đặc biệt bởi ngọt, mềm, ngay cả phần đốt cũng ăn được, không bỏ khúc nào. Xa quê hương nhiều năm, nhớ vị mía nên tôi quyết định đem giống vào trồng”.

Ban đầu, chỉ có một vài hộ trồng từng bụi nhỏ để ăn. Dần dà, thấy cây mía tím phù hợp với thổ nhưỡng nơi đây nên nhiều người đã nhân giống, mở rộng diện tích. “Chúng tôi cũng không hiểu vì sao chỉ vùng này mới hợp với giống mía thanh diệu. Mía trồng ở dốc Phú Cường có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt thanh, mía rất mềm nên cả trẻ con và người già đều có thể ăn được.

Cũng giống mía này mà xuôi về phía xã Hbông đi huyện Phú Thiện trồng thì sẽ rất cứng, còn đi ngược lên vùng đất đỏ lại không có vị thơm ngọt như ở đây”-anh Điền chia sẻ.

Mía tím được trồng ở Phú Cường từ khá lâu, song phải đến khoảng năm 2016 mới được định hình để trở thành đặc sản khi những sạp hàng hóa mọc lên dọc quốc lộ 25. Cùng với các loại trái cây, mía đã trở thành món quà quê ưa thích cho mỗi lữ khách đi qua tuyến đường này.

Anh Nguyễn Văn Đại (phường Phù Đổng, TP. Pleiku) hào hứng: “Lần nào có dịp đi công tác qua đây, tôi cũng dừng lại, nghỉ chân ăn mía. Tôi đi nhiều nơi và phải công nhận hiếm có nơi đâu mía ngọt mà lại rẻ như ở dốc Phú Cường.

Tôi cũng thường mua về làm quà cho lũ trẻ trong nhà, có khi mang biếu bạn bè, ai cũng tấm tắc khen mía ngọt. Tôi nghĩ nếu biết xây thương hiệu, có lẽ mía thuốc cũng trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng này”.

Thổ nhưỡng của khu vực dốc Phú Cường khá phù hợp với cây mía thuốc. Ảnh: Văn Ngọc

Thổ nhưỡng của khu vực dốc Phú Cường khá phù hợp với cây mía thuốc. Ảnh: Văn Ngọc

Theo quan sát, vào mùa cao điểm của mía tím, chỉ trong quãng đường chưa đầy 500 m đã có 10 sạp bán mía ven đường. Tại mỗi sạp, người dân đều trang bị máy cắt mía bằng tay. Giá bán cũng khá bình dân, chỉ khoảng 10-20 ngàn đồng/túi.

Chị Trần Hoài Trâm-Chủ sạp bán mía bên quốc lộ 25-cho hay: Năm 2015, chị đã mua 3 sào đất để trồng mía. Thay vì mang đi bán sỉ ở chợ, chị mở sạp cắt mía thành từng khúc nhỏ rồi bán ở ven đường.

Đồng thời, chị cũng trưng bày mía ở trước sạp, cột thành từng bó 10 cây để sẵn sàng bán cho các mối lái đi tỉnh khác. Khu vực này nhanh chóng được gọi với cái tên “Xóm mía” hay “Con đường mía”.

“Mía ở đây thơm ngon rất đặc trưng nên lúc nào cũng khan hàng. 3 sào mía của gia đình không đủ cung cấp nên tôi thường đi mua mía từ các vườn khác. Không chỉ khách lẻ qua đường, tôi có nhiều mối tại các tỉnh, thành như: Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Bình Định… đặt mua.

Mía bán sỉ được 10 ngàn đồng/cây, nếu khan hàng có thể lên tới 15 ngàn đồng/cây, 1 sào mía cũng thu được hơn 30 triệu đồng. Vì vậy, nhiều người đầu tư trồng mía, có hộ trồng cả héc ta, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng”-chị Trâm thổ lộ.

Trò chuyện với P.V, ông Võ Phi Sơn Vũ-Chủ tịch UBND xã Ia Pal-cho biết: “Cây mía thuốc từ chỗ chỉ là món quà quê đã trở thành cây trồng thoát nghèo của nhiều hộ dân trong xã cũng như các hộ thuộc xã Hbông ở khu vực giáp ranh với thôn Phú Cường.

Một số hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng khác sang trồng mía. Ngoài ra, một số hộ cũng đã nghiên cứu trồng mía trái vụ để có nguồn cung cấp mía quanh năm”.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.