Xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số ở Tp Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã mở được 5 lớp xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số với sự tham gia của gần 100 học viên tại các xã: Tân Sơn, Biển Hồ, Chư Á, Gào và phường Chi Lăng.

Các lớp học được tổ chức đã giúp cho các học viên biết đọc, biết viết, biết tính toán và tiếp cận các kiến thức cần thiết về về tự nhiên, xã hội để nâng cao nhận thức, nâng cao kỹ năng sống và vận dụng vào cuộc sống lao động sản xuất để cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó, góp phần nâng cao trình độ dân trí, thu hẹp khoảng cách mặt bằng dân trí giữa các vùng, tạo nền tảng phát triển nguồn nhân lực.

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại các lớp học:

Lớp học tại làng Mơ Nú, xã Chư Á có đông học viên dù đã lớn tuổi nhưng vẫn đăng ký tham gia.

Lớp học tại làng Mơ Nú, xã Chư Á có đông học viên dù đã lớn tuổi nhưng vẫn đăng ký tham gia.

Các cô giáo tận tình chỉ dạy cho học viên trong mỗi buổi học.

Các cô giáo tận tình chỉ dạy cho học viên trong mỗi buổi học.

Các học viên ở làng Ia Lang (phường Chi Lăng) rất tích cực phát biểu tại lớp học.

Các học viên ở làng Ia Lang (phường Chi Lăng) rất tích cực phát biểu tại lớp học.

Mặc dù có con nhỏ nhưng mỗi lần có tiết học, chị Reh (27 tuổi, trú tại làng Ia Lang) vẫn có mặt để tham gia học tập.

Mặc dù có con nhỏ nhưng mỗi lần có tiết học, chị Reh (27 tuổi, trú tại làng Ia Lang) vẫn có mặt để tham gia học tập.

Đã 63 tuổi nhưng bà H’Thich (đứng) ở làng Ia Lang vẫn cần mẫn học tập với mong muốn biết thêm nhiều kiến thức hữu ích cho cuộc sống.

Đã 63 tuổi nhưng bà H’Thich (đứng) ở làng Ia Lang vẫn cần mẫn học tập với mong muốn biết thêm nhiều kiến thức hữu ích cho cuộc sống.

Em H’Ý (lớp 3, Trường Tiểu học Ngô Quyền, phường Chi Lăng) cũng đến lớp để được phụ đạo thêm kiến thức. Vừa học em vừa tranh thủ trông em nhỏ.
Em H’Ý (lớp 3, Trường Tiểu học Ngô Quyền, phường Chi Lăng) cũng đến lớp để được phụ đạo thêm kiến thức. Vừa học em vừa tranh thủ trông em nhỏ.
Nhờ sự tận tình của giáo viên, các học viên nhanh chóng tiếp cận với các kiến thức hữu ích.
Nhờ sự tận tình của giáo viên, các học viên nhanh chóng tiếp cận với các kiến thức hữu ích.

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.