Xây dựng Pleiku thành một đô thị đặc thù

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thế Dũng tại nhiều cuộc họp với UBND thành phố Pleiku. Vấn đề làm sao để xây dựng một đô thị đặc thù song song với sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị của một trung tâm mang tầm khu vực như TP. Pleiku luôn là đề tài được đem ra bàn luận khá sôi nổi và là vấn đề quan tâm của cả chính quyền địa phương cũng như người dân.

Chủ tịch UBND TP. Pleiku Nguyễn Đình Tiến nhận định: “Về kinh tế, mặc dù thời gian qua thành phố đã gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng và suy thoái chung, song Pleiku vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Đến thời điểm này, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt hơn 1.570 tỷ đồng, thu ngân sách trên 280 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.440,72 tỷ đồng, trong đó khu vực kinh tế nhà nước hơn 134 tỷ đồng, kinh tế ngoài nhà nước 1.281 tỷ đồng.

 

 

Đời sống người dân, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên”. Chủ tịch UBND TP. Pleiku cho biết thêm, ở các lĩnh vực cụ thể khác cũng được lãnh đạo thành phố chú trọng đúng mức và đạt được những kết quả phấn khởi như chất lượng dạy và học được nâng lên; cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra, phòng-chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

Công tác giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào phòng-chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội được triển khai tích cực, sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Riêng đối với công tác xây dựng nông thôn mới, thành phố đã hoàn thành 15 tiêu chí, nâng tổng số tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới lên 121/171 tiêu chí của 9 xã.

Sự phát triển kinh tế của Pleiku tạo niềm tin việc đạt tới mục tiêu xây dựng TP. Pleiku thành đô thị loại I trong tương lai gần là điều dễ dàng. Tuy nhiên, một nhiệm vụ khác cũng nặng nề không kém là thành phố phải nỗ lực hết sức để thực hiện Nghị quyết 05/NQ-TU về đầu tư, chỉnh trang hệ thống công trình hạ tầng đô thị từ nay đến năm 2020. Không khó để nhận ra, thời gian gần đây, bộ mặt đô thị Pleiku đã thay đổi nhiều, hiện đại hơn, khang trang hơn; hệ thống các cao ốc mọc lên nhiều hơn.

 

Chợ nông sản được xây dựng tại đây (bến xe nhỏ) sẽ là một điểm nhấn của đô thị Pleiku. Ảnh: K.L
Chợ nông sản được xây dựng tại đây (bến xe nhỏ) sẽ là một điểm nhấn của đô thị Pleiku. Ảnh: K.L

Nhưng theo quan điểm của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thế Dũng, với vị thế là thành phố trung tâm của khu vực, Pleiku ngoài phát triển kinh tế ra còn phải xây dựng bộ mặt đô thị đẹp và phải có đặc trưng riêng, phù hợp và phải khác với các địa phương khác. Cùng chung quan điểm này, ông Lê Vinh-Giám đốc Sở Xây dựng cũng đề nghị TP. Pleiku trong xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị phải hết sức tránh việc san bằng địa hình, bởi địa hình Pleiku có nhiều đồi dốc, đây được coi là đặc thù vô cùng thú vị và có sức hấp dẫn riêng mà không phải địa phương nào cũng có.    

Đại diện lãnh đạo TP. Pleiku cho rằng tất cả những thành tựu mà Pleiku đạt được khiến chúng ta có thể lạc quan về tương lai của một đô thị mang tầm vóc khu vực, song thực tế Pleiku còn cần nhiều hơn nữa. Thành phố cũng kiến nghị lên UBND tỉnh một số vấn đề trọng điểm mà cụ thể là các sở, ngành quan tâm tạo điều kiện để thành phố tìm kiếm các nguồn vốn ODA, ADB giúp địa phương đẩy nhanh tốc độ phát triển đô thị (mà trước mắt là dự án xử lý và thoát nước thải của thành phố). Nước sạch cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại đô thị.

Hiện tại mới có 14.500 hộ/47.000 hộ sử dụng nước máy thì rõ ràng trách nhiệm này thuộc về Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Gia Lai. Công ty cần sớm có kế hoạch mở rộng địa bàn để nâng số hộ sử dụng nước sạch. Thêm nữa, việc đầu tư mở rộng mạng lưới giao thông, nhất là các tuyến đường vành đai, quốc lộ 19 đoạn qua địa phận xã Chư Á cần sớm triển khai để hạn chế điểm đen về an toàn giao thông.

Qua trao đổi với một số ngành chức năng về những tiêu chí để Pleiku có thể trở thành đô thị loại I sớm nhất, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, cần phải hoàn thiện những vấn đề nhỏ nhưng mang tính cốt lõi trước. Đó là tăng cường phối hợp với các sở, ngành để làm tốt công tác phát triển toàn diện; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông; củng cố và tăng cường kiểm tra, giám sát lực lượng chức năng như Công an, các tổ tự quản cấp xã, phường. Pleiku phải nỗ lực để trở thành một đô thị phát triển lành mạnh bằng cách đẩy mạnh kiểm tra các nhà hàng, quán trọ, quán karaoke để hạn chế các vụ tiêu cực, bảo kê… Điều đó phải bắt đầu bằng việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị.

Tại buổi làm việc gần đây nhất với UBND TP. Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thế Dũng đã ghi nhận trước những kết quả mà TP. Pleiku đạt được trong thời gian qua. Đồng thời Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: “Để thành phố thực sự trở thành trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh thì cần phải có kế hoạch tổng thể, có quy mô, mang tính bền vững, lâu dài, sớm soát xét lại quy hoạch mang tầm nhìn đến năm 2030. Đặc biệt cần đề xuất với UBND tỉnh về cấp phép xây dựng, môi trường, chỉnh trang đô thị theo hướng hiện đại nhưng cũng phải đảm bảo được tính thẩm mỹ, giữ được nét đặc trưng riêng biệt của thành phố cao nguyên”.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm