Xã anh hùng vươn mình phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.

Xã Kdang có 10 thôn, làng với 2.815 hộ, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 46,8%. Theo Phó Bí thư Đảng ủy xã Ngô Thanh Tùng: Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, người dân xã Kdang luôn một lòng theo Đảng, đoàn kết để chiến thắng kẻ thù xâm lược, bảo vệ độc lập cho Tổ quốc.

Trên địa bàn xã có 1 Mẹ Việt Nam Anh hùng và 45 liệt sĩ. Ngày 27-2-2002, xã Kdang được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 2015, Chính phủ đã tặng cờ thi đua cho Nhân dân và cán bộ xã Kdang.

duong-vao-lang-ktang-da-duoc-do-nhua-va-nhieu-ngoi-nha-xay-kien-co-moc-len.jpg
Đường vào làng Ktăng được bê tông hóa phẳng lì, sạch đẹp. Ảnh: L.N

Những năm qua, xã Kdang phối hợp với các ngành chức năng hướng dẫn nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; vận động thành lập các tổ liên kết sản xuất, tổ hợp tác. Từ năm 1995, người dân xã Kdang đã mạnh dạn đưa cây cà phê vào trồng thử nghiệm. Đến nay, toàn xã có hơn 3.519 ha cà phê.

Năm 2000, cây cao su tiểu điền cũng bắt đầu được trồng trên đất Kdang và phát triển lên gần 70 ha ở thời điểm hiện tại. Ngoài cà phê, cao su, người dân còn đẩy mạnh phát triển cây ăn quả với diện tích khoảng 37 ha.

“Hơn 40 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã Kdang đã phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết chung tay xây dựng và bảo vệ quê hương. Năm 2015, Kdang được UBND tỉnh công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới”-Phó Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ.

Cách trung tâm xã khoảng 3 km, làng Ktăng có 220 hộ với 99% là người dân tộc thiểu số. Đến với làng Ktăng hôm nay, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự đổi thay với nhiều tuyến đường bê tông phẳng lì, những ngôi nhà khang trang nằm san sát. Sinh ra và lớn lên ở làng Ktăng và từng tham gia cuộc chiến bảo vệ quê hương, ông Mớt (SN 1943) cảm nhận rõ sự đổi thay của buôn làng.

Ông kể: “Năm 1960, tôi đi bộ đội và tham gia chiến đấu ở khu vực xã Nam Hà Lòng và xã Bắc Hà Lòng (nay thuộc xã Kdang). Đến năm 1967, tôi bị thương và phục viên về lại địa phương sinh sống. Ngày xưa, người dân đói khổ lắm, chỉ có củ khoai, củ mì để ăn thôi. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nên cuộc sống của bà con dần được nâng lên, cái đói không còn quấn lấy nữa”.

Còn theo ông Xuin-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Ktăng: Người dân trong làng chủ yếu làm nông nghiệp với các loại cây trồng chính là cà phê, cao su và lúa nước. Chi bộ, Ban Nhân dân thôn và các hội, đoàn thể đã tập trung tuyên truyền, vận động người dân áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất.

Đồng thời, vận động bà con tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, tái canh cà phê, sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP, 4C và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Đến nay, làng chỉ còn 1 hộ nghèo và 2 hộ cận nghèo; thu nhập bình quân đầu người đạt 59,4 triệu đồng/năm. Mới đây, làng Ktăng đã được UBND huyện công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.

Tại làng Mrah, anh Hinh-Bí thư Chi bộ-cho hay: Làng hiện chỉ còn 1 hộ nghèo và 3 hộ cận nghèo. Hơn 50% hộ dân có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, bình quân thu nhập đạt 58 triệu đồng/người/năm. Được sự đầu tư của Nhà nước, 100% đường giao thông trong làng đã được bê tông hóa. Làng Mrah đã được UBND huyện công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021.

Nhìn lại sự đổi thay của xã, Phó Bí thư Đảng ủy xã thông tin thêm: “Đến nay, xã Kdang đang chuyển mình một cách nhanh chóng, đời sống người dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 58,4 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, hệ thống đường giao thông từ trung tâm xã đi các thôn, làng và giao thông nội làng đã được bê tông hóa; nhà ở của người dân được xây dựng khang trang; trường học, trạm y tế, nhà văn hóa xã và các thôn, làng được đầu tư bài bản... Kết quả đó chính là động lực để xã tiếp tục vững bước phát triển trong giai đoạn mới”.

Có thể bạn quan tâm

“Nơi học nghề làm người”

“Nơi học nghề làm người”

(GLO)-Buổi chiều muộn cuối tháng 4 vừa qua, tôi đang dọn dẹp vài thứ lặt vặt trong nhà chuẩn bị đón mừng lễ 30-4 và 1-5 thì điện thoại reo. Tôi nghe máy, giọng anh bạn già Bùi Quốc Trưởng từ Hà Nội vang lên: “Mấy anh em Gia Lai đang tụ tập ở nhà của anh Phạm Trung Đỉnh ăn mừng chiến thắng đây”.

Khởi sắc vùng biên Ia Chía

Khởi sắc vùng biên Ia Chía

(GLO)- Nhờ triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia, xã biên giới Ia Chía (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Đời sống của người dân không ngừng được nâng lên, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Giữ vị chè Truồi

Giữ vị chè Truồi

Làng Truồi (đoạn thuộc xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, thành phố Huế), bát nước chè trong veo chứa đựng từng giọt tinh túy của đất trời. Không để hương vị đặc trưng của chè Truồi bị lãng quên, các nông hộ nơi đây đang mở ra hướng đi đột phá cho loại đặc sản này.

Tái chế đến tái sinh

Tái chế đến tái sinh

Tại một xưởng nhỏ nằm sâu trong vùng ngoại ô Bình Định, tiếng nói cười rộn ràng luôn tràn ngập giữa không gian xanh mát của cây trái tạo nên một không khí đầy sức sống.

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Đức Cơ: Tôn vinh 21 tập thể, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua giai đoạn 2020-2025

Phụ nữ huyện Đức Cơ tích cực học tập và làm theo lời Bác

(GLO)- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đức Cơ. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ nỗ lực vượt khó, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc và lan tỏa điều tốt đẹp trong cộng đồng. 

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Suốt nhiều năm chìm trong bóng tối của cách trở và thiếu thốn, làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) từng là một trong những "vùng trắng" điện lưới hiếm hoi còn sót lại ở Bình Định.