Vượt qua khó khăn nhờ quỹ hỗ trợ nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Hiện nay, tổng nguồn quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) trong tỉnh Gia Lai lên đến gần 66 tỷ đồng. Nguồn quỹ này đã hộ trợ cho hàng ngàn hộ nông dân phát triển sản xuất, chăn nuôi, giúp họ vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống.

Trong đó, vốn do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ủy thác cho Hội Nông dân tỉnh là hơn 10 tỷ đồng, vốn của tỉnh hơn 13 tỷ đồng, vốn cấp huyện gần 30 tỷ đồng và vốn cấp xã hơn 13 tỷ đồng. Nguồn quỹ này được các cấp Hội giải ngân cho 2.165 hộ vay thực hiện 202 dự án nhóm hộ và 623 phương án sản xuất kinh doanh. Từ đó, hàng ngàn hộ gia đình hội viên đã vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

2c-ialau-1.jpg
Chị Nông Thị Bình Hiệu (bìa phải, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) cho biết, nhờ nguồn vay từ Quỹ HTND tỉnh, gia đình đã vượt qua khó khăn. Ảnh: Hoàng Cư

Gia đình anh Rơ Lan Ét (làng A, xã Gào, TP. Pleiku) có 1.500 trụ hồ tiêu cùng các loại cây ngắn ngày và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Làm ăn khấm khá nên gia đình anh thuộc diện hộ khá ở làng A. Tuy nhiên, năm 2020, vườn hồ tiêu bị vàng lá chết dần, gia đình đành phải bán bớt 3 con bò để chuyển sang trồng cà phê. Nhưng khó khăn chưa hết vì gia đình mất nguồn thu nhập chính, trong khi cây trồng mới chưa đến thời kỳ thu hoạch.

Trước tình hình đó, cán bộ Hội Nông dân xã đã vận động, hướng dẫn anh Ét làm thủ tục vay vốn Quỹ HTND tỉnh để có điều kiện duy trì sản xuất. “Năm 2022, tôi được vay 50 triệu đồng từ Quỹ HTND tỉnh để đầu tư cho vườn cây. Nhờ vậy, hơn 3 ha cà phê phát triển xanh tốt. Năm nay, gia đình đã hoàn trả cả gốc lẫn lãi vốn vay”.

Ông Nguyễn Văn Ánh-Chủ tịch Hội Nông dân xã Gào-cho hay: “Làng A có 12 hộ vay vốn từ Quỹ HTND tỉnh (50 triệu đồng/hộ). Được hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi, các hộ đã sử dụng đúng mục đích, đầu tư chăm sóc cây trồng, vật nuôi, cải tạo vườn tạp, tái canh vườn cà phê theo tiêu chuẩn 4C. Các hộ cũng đã tự giác trả nợ đầy đủ”.

Gia đình chị Nông Thị Bình Hiệu (thôn Pác Bó, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) có 4 người, cuộc sống gặp nhiều khó khăn khi mất mùa lúa, đậu xanh. Đầu năm 2023, chị Hiệu được Quỹ HTND tỉnh cho vay 50 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất. Chị sử dụng vốn mua 14 con dê giống Boer lai về nuôi. Nhờ chăm sóc kỹ lưỡng, dê giống khỏe mạnh, sinh sản tốt. Hiện gia đình chị có tổng cộng 52 con dê. Vừa rồi, chị bán bớt đàn dê để trả nợ vốn vay Quỹ HTND tỉnh.

Chị chia sẻ: “Dê Boer lai thường đẻ 2 năm 3 lứa, mỗi lứa từ 1 đến 4 con. Dê trưởng thành cân nặng từ 30 kg đến 40 kg/con. Với giá bán tại chuồng 105 ngàn đồng/kg thì 1 con dê Boer lai trưởng thành có giá chừng 3,5 triệu đồng; có lãi hơn nuôi trâu, nuôi bò”.

Theo bà Hoàng Thị Vương-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Lâu, dê Boer lai ăn tạp, dễ nuôi, tăng cân nhanh, phù hợp với tập quán chăn nuôi của bà con nông dân nơi đây. Toàn xã có 10 hộ vay vốn từ Quỹ HTND tỉnh (50 triệu đồng/hộ) để nuôi dê Boer lai. Bà con nông dân đề nghị các cấp tạo điều kiện cho vay thêm vốn, kéo dài thời hạn trả nợ từ 3 đến 5 năm để có thêm thời gian đầu tư phát triển chăn nuôi.

Trao đổi với P.V, ông Y Khâm-Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh-cho hay: “Những năm qua, bà con vay vốn Quỹ HTND rất phấn khởi, vì lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh gọn. Nhằm góp phần tạo việc làm, thúc đẩy công tác Hội và phong trào nông dân phát triển, đẩy lùi tệ nạn “tín dụng đen” ở nông thôn, Hội tăng cường xây dựng và cho vay Quỹ HTND, ưu tiên cho hội viên dân tộc thiểu số để phát triển kinh tế gia đình”.

Có thể bạn quan tâm

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

(GLO)- Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024), sáng 16-11, đồng chí Dương Mah Tiệp- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đến dự và chung vui với người dân Tổ Dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện) trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.