Vùng rau mùa khô hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nắng như đổ lửa, cảm giác thứ gì cũng đang bốc khói. Chỉ những vườn rau xanh mát nối tiếp, những bàu nước là đem lại cảm giác mát lành, dễ chịu nơi vùng đất ven sông Ba lam lũ nhưng yên ả, thanh bình.
Vùng rau mùa hạn   
Tiếp chuyện một chốc, ông Lê Nhẫn (phường An Bình, thị xã An Khê, Gia Lai) đã lại vội vã đi tưới rau, chỉ còn vợ ông tiếp tục trò chuyện với khách. “Nắng quá, ngày tưới 2 lần, bây giờ đến lượt”-ông Nhẫn thật tình khất bận. Chú em tên Quốc tầm ngoài 30 tuổi và một người khác tên Ba giữa trưa nắng cháy cũng tay cầm vòi sen đấu với ống dẫn hối hả tưới nước cho rau. “Hôm nay, nắng gắt phải tưới một giờ cho 2 sào, ngày tưới 2 lần, ngày mát thì tưới ít hơn”-Quốc nói.
“Bàu Rộc Bảy bình thường rộng 2 ha nhưng hiện tại cạn đến mấy phần, lơ quơ mặt nước chưa tới vài sào”-Chủ tịch Hội Nông dân phường An Bình Nguyễn Văn Vinh nói. Hết nước mới xảy ra tranh chấp giữa ông Sơn và ông Tấn cùng xóm. Ông Sơn được phường cho thuê quản lý mặt nước bàu phục vụ tưới kết hợp nuôi cá. Bình thường thì chẳng có gì nhưng nay bàu cạn trơ đáy, khi ông Tấn bơm nước cho ruộng lúa thì ông Sơn không cho với lý do hết nước cá không sống nổi.
 Nông dân phường An Bình (thị xã An Khê) thu hoạch rau. Ảnh: T.S
Nông dân phường An Bình (thị xã An Khê) thu hoạch rau. Ảnh: T.S
Có mặt ở phường An Bình những ngày này, chúng tôi chứng kiến không ít bàu đập cạn kiệt: bàu Rộc Bảy, bàu Cây Năm, bàu Keo, bàu Khô... Nhiều ao hồ khoét sâu 4-5 m để lấy nước tưới nhưng cũng chẳng nhiều nhặn gì. Nhìn xuống giếng, Quốc cho biết còn chừng 2 m nước, rồi than: “Nhiều khi tưới không đủ, phải chờ nước ra để tưới tiếp, vừa mất công lại vừa mất thời gian”.
Khổ vì khô hạn là một nhẽ, sâu bệnh hại cũng làm mất mùa, rau củ mất giá khiến nhà nông thêm điêu đứng, nhất là 2 năm nay. Trước đây có năm giá hành lá lên đến mấy chục ngàn đồng mỗi ký, ớt có vụ đến cả 80-100 ngàn đồng/kg (do bị chết nhiều bởi lũ lụt)… Vụ rồi, cải triều (cải trầu, loại cải lớn, lá to) ế chỏng chơ, phải nhổ quăng, cày bỏ hay phun thuốc cho chết để lấy đất làm vụ mới. “400 đồng/kg đại lý trên An Sơn (huyện Đak Pơ) cũng không cắt, không biết tiêu thụ đi đâu. Đau lòng lắm chú ơi, vì diện tích rau xanh phường An Bình rất lớn, phải 95% số hộ trồng rau”-vợ ông Lê Nhẫn kể mà như than thở.
Còn bệnh trên cây rau bây giờ xuất hiện thường xuyên, nhiều nhất là rầy, nấm lá, móc cua, sâu đục thân, bọ trĩ, vàng lá, rầy con ké... Sợ nhất là bệnh thúi nũng, chỉ còn cách nhổ bỏ. Muốn canh tác trở lại phải tốn kém cày ải, dùng vôi, thuốc “sâu tím” trộn với “cát biển” trị tuyến trùng rễ mới xử lý triệt để mầm bệnh...
Yêu thương, cần cù
Hình ảnh lão nông Trương Văn Thinh ngả mình trên chiếc võng mắc vào hai cây xoài trước nhà, mắt lim dim bỗng trở nên thanh bình, gần gũi lạ thường. Nghề nông là cái nghề “liền tay liền chân” nhưng người gắn bó, chăm chút yêu thương thì luôn được đền đáp ân tình. Nhiều gia đình ở phường An Bình có đến mấy thế hệ trồng rau và đều có cuộc sống tương đối ổn định. Những lão nông: Lê Nhẫn, Lê Nhị, Nguyễn Thái Khâm, Lê Cúc, Bùi Văn Lộc, Võ Hương, Võ Văn Niên... nổi tiếng trồng rau, đi lên từ rau. 7 đứa con của ông Lê Nhẫn đều trồng rau mà sống. Anh con trai Lê Thành Tân năm nay 46 tuổi sống cùng cha mẹ cũng đang là “tay” trồng rau có tiếng. Người trẻ như Quốc, Sơn cũng chọn làm rau để mưu sinh. Lam lũ vất vả vậy mà ông Thinh nuôi 9 người con ăn học nên người; cả khi hơn 10 năm nay, vợ bị bạo bệnh bỏ ông ra đi.
Là cây trồng ngắn ngày một năm có thể làm nhiều vụ, rủi ro mất mùa, xuống giá nhưng chưa bao giờ thiệt hại ấy làm nản lòng người dân nơi đây. So với nhiều cây trồng khác, làm rau vốn đầu tư không đáng kể. Theo ông Thinh, mỗi năm trừ chi phí, gia đình ông cũng có “của ăn của để”. Tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp người trồng rau không phải chật vật, lo lắng vì vật tư. Mọi thứ đều chủ động, có công ty, đại lý uy tín trên địa bàn cung ứng. Làm rau đem lại thu nhập chính, trở thành tập quán sản xuất ổn định, là cơ sở để quy hoạch vùng chuyên canh rau xanh của chính quyền địa phương.
Theo ông Nguyễn Văn Vinh, diện tích trồng rau xanh của phường An Bình là 525 ha trên tổng diện tích sản xuất nông nghiệp hơn 700 ha, năng suất bình quân 24 tấn/ha, sản lượng hàng năm đạt hơn 12.000 tấn, tiêu thụ khắp các tỉnh thành Kon Tum, Đà Nẵng, Huế... Để nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm đầu ra ổn định, cùng với tuyên truyền, tập huấn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ An Bình cũng đã ra đời cách đây vài năm với 107 thành viên, sản xuất 31 loại rau trên diện tích 27 ha theo tiêu chuẩn VietGAP. Chủ nhiệm Hợp tác xã-bà Nguyễn Thị Thu-cho biết, đơn vị đã ký hợp đồng với một công ty để tiêu thụ rau cho các thành viên. Tuy nhiên, mô hình hợp tác xã mới chỉ là bước đầu, còn việc hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ thuận lợi cho cả vùng rau vẫn là bài toán mất nhiều thời gian để giải đáp.
Trong khi chờ đợi “cứu cánh”, người trồng rau An Bình chỉ còn cách “tự thân vận động”. Ông Nhẫn hôm trước phải tất bật tìm người thu hoạch 2 sào hành. 8 con người từ 5 giờ chiều hôm trước đến 2 giờ sáng hôm sau mới làm xong. Hành từ 2.000 đồng/kg không đủ chi phí thu hoạch thì mấy ngày nay lên trên 10.000 đồng/kg nên phải tranh thủ. Khi đảo qua bàu Lở-bàu lớn nhất ở An Bình, chúng tôi cũng thấy mấy chị che khẩu trang kín mặt đang thu hoạch cải ngọt. Người cắt, người gom, người đẩy xe cút kít, người dồn vào bao, ai cũng thoăn thoắt, khẩn trương.
“Nếu trời thương thì người trồng rau hoàn toàn sống được, dẫu có vất vả”-lời ông Thinh khiến tôi bất ngờ nhận ra triết lý sống lạc quan, thuần phác nhưng vô cùng sâu sắc của con người lao động. “Chú thấy quanh đây có chỗ nào đất đai hoang hóa không?”-câu hỏi mà như khẳng định của ông Đinh Trọng Hinh, Tổ trưởng tổ dân phố 2, đã nhấn mạnh sinh kế ổn định của những phận đời “sống chậm” làm rau.
Nằm sát quốc lộ 19 ồn ã, gấp gáp nhưng An Bình thật hiền hòa. Chợt liên tưởng và nhận ra tên gọi An Bình thật ý nghĩa. Nơi ấy có những con người bình dị, cần cù, yêu lao động và chưa lúc nào thôi lạc quan, vui sống.
THẤT SƠN

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.
Hội đồng nhân dân TP. Pleiku khai mạc kỳ họp thứ 8

Hội đồng nhân dân TP. Pleiku khai mạc kỳ họp thứ 8

(GLO)- Sáng 20-12, HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã khai mạc kỳ họp thứ 8. Chủ trì kỳ họp có các ông: Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku; Nguyễn Đức Chín-Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP. Pleiku.
Thị xã Ayun Pa đạt và vượt 21/24 chỉ tiêu nghị quyết

Thị xã Ayun Pa đạt và vượt 21/24 chỉ tiêu nghị quyết

(GLO)- Ngày 16-12, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị lần thứ 11 (mở rộng) nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2022, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 và giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch: Tháo gỡ ngay việc thiếu thuốc và vật tư y tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch: Tháo gỡ ngay việc thiếu thuốc và vật tư y tế

(GLO)- Ngày 15-12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, đơn vị về công tác y tế trên địa bàn tỉnh. Dự buổi làm việc có lãnh đạo Sở Y tế, Sở Tài chính, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, các ban, ngành, đại diện các bệnh viện, trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố.
Trao tặng giấy khen cho 231 tập thể, cá nhân Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên

Trao tặng giấy khen cho 231 tập thể, cá nhân Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên

(GLO)- Chiều 14-12, Đài Khí tượng thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Hồng Phong-Phó tổng cục trưởng Tổng cục KTTV (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Lê Văn Hưng-Giám đốc Đài KTTV khu vực Tây Nguyên, Trần Trung Thành-Phó giám đốc Đài KTTV khu vực Tây Nguyên, Huỳnh Minh Sở-Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai.