Vụ cô giáo Âm nhạc ở Trường Tiểu học Cù Chính Lan: UBND tỉnh chỉ đạo UBND TP. Pleiku báo cáo kết quả xử lý trước ngày 31-8

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Mới đây, Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai có Công văn số 2455/VP-KGVX yêu cầu UBND TP. Pleiku báo cáo kết quả xử lý vụ việc giáo viên dạy môn Âm nhạc tại Trường Tiểu học Cù Chính Lan, phường Hội Thương.

Theo công văn, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, ngày 1-6 Văn phòng UBND tỉnh có Công văn bản số 1566/VP-KGVX về việc yêu cầu UBND TP. Pleiku làm rõ thông tin dư luận đối với giáo viên dạy môn Âm nhạc Trường Tiểu học Cù Chính Lan.

Đến ngày ngày 12-6, UBND TP. Pleiku đã có Báo cáo số 378/BC-UBND về việc kết quả xác minh nội dung phản ánh, kiến nghị đối với giáo viên âm nhạc Nguyễn Đỗ Thị Bảo Trân của Trường Tiểu học Cù Chính Lan. Tuy nhiên, đến nay UBND tỉnh vẫn chưa nhận được báo cáo kết quả xử lý của UBND TP. Pleiku về sự việc nêu trên.

Nhiều phụ huynh học sinh đã tập trung tại Trường Tiểu học Cù Chính Lan để phản đối việc cô giáo Trân tiếp tục dạy tại trường. Ảnh: Quang Tấn

Nhiều phụ huynh học sinh đã tập trung tại Trường Tiểu học Cù Chính Lan để phản đối việc cô giáo Trân tiếp tục dạy tại trường. Ảnh: Quang Tấn

Để chấm dứt dư luận xã hội về vấn đề của giáo viên âm nhạc Nguyễn Đỗ Thị Bảo Trân của Trường Tiểu học Cù Chính Lan, UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND TP. Pleiku khẩn trương báo cáo kết quả xử lý vụ việc bằng văn bản gửi về UBND tỉnh trước ngày 31-8.

Trước đó, Báo Gia Lai điện tử đã có các bài viết phản ánh những bức xúc của phụ huynh đối với cô giáo Nguyễn Đỗ Thị Bảo Trân. Cụ thể, nhiều phụ huynh cho rằng cô Trân thiếu tích cực trong việc giảng dạy, kỹ năng truyền đạt và tinh thần gợi mở kém, dẫn đến học sinh không cảm nhận được nội dung bài học cũng như phát triển các kỹ năng để theo kịp yêu cầu của giáo viên. Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra, xếp loại kết quả học tập của học sinh, cô giáo Trân đã không khách quan, vô tư và trách nhiệm. Từ đó, kết quả đánh giá không tạo được sự đồng thuận, gây bức xúc và ức chế cho học sinh.

Đặc biệt, trong sáng 29-8, nhiều phụ huynh học sinh đã đến trước cổng Trường Tiểu học Cù Chính Lan căng băng rôn phản đối cô giáo Trân tiếp tục dạy học tại trường vì cho rằng con em mình không đến trường để bị bạo hành tinh thần.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tập huấn “Sử dụng, phát triển nội dung của thư viện số miễn phí cho học sinh Việt Nam”

Gia Lai: Tập huấn “Sử dụng, phát triển nội dung của thư viện số miễn phí cho học sinh Việt Nam”

(GLO)- Ngày 16-4, tại Khách sạn Pleiku (TP. Pleiku), Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai tập huấn “Sử dụng, phát triển nội dung của thư viện số miễn phí cho học sinh Việt Nam”.

Giúp trẻ giải tỏa áp lực tâm lý

Giúp trẻ giải tỏa áp lực tâm lý

(GLO)- Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, cả nước có đến 3 triệu trẻ em đang gặp phải ít nhất 1 trong 10 chứng rối loạn tâm thần cần được quan tâm, chăm sóc. Thế nhưng phải làm gì và làm như thế nào để giúp trẻ vượt qua những vấn đề tâm lý là một câu hỏi không dễ trả lời.

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Tại cuộc họp thẩm định, các đại biểu đều nhất trí với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về miễn học phí đối với học sinh, trong đó bổ sung thêm các đối tượng được miễn học phí là trẻ em, học sinh mầm non dưới 5 tuổi; học sinh THPT; học sinh học văn hoá THPT tại các cơ sở giáo dục.

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Gần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Việc dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT hiện nay áp dụng văn bản ban hành từ hơn 15 năm trước, trong khi đã thực hiện chương trình mới và thông tư mới về dạy thêm. Do vậy, mỗi nơi đang hiểu và thực hiện theo những cách khác nhau.