Vụ giáo viên dạy Âm nhạc ở Trường Tiểu học Cù Chính Lan: Hàng chục phụ huynh yêu cầu Phòng GD-ĐT TP. Pleiku giải quyết dứt điểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 29-5, hàng chục phụ huynh học sinh trên địa bàn phường Hội Thương đã tập trung tại Trường Tiểu học Cù Chính Lan để phản ánh, kiến nghị với Đoàn kiểm tra của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Pleiku những bức xúc đối với cô giáo dạy Âm nhạc Nguyễn Đỗ Thị Bảo Trân.

Theo đó, Đoàn kiểm tra công tác quản lý, công tác chuyên môn tại Trường Tiểu học Cù Chính Lan do ông Nguyễn Đình Thức-Trưởng phòng GD-ĐT TP. Pleiku làm trưởng đoàn đã có buổi đối thoại trực tiếp với phụ huynh học sinh. Tại buổi đối thoại, rất đông phụ huynh tỏ ra bức xúc đối với cách giảng dạy, cách truyền đạt, những khuất tất trong đánh giá xếp loại học sinh cũng như tư cách đạo đức nghề giáo của cô giáo môn Âm nhạc Nguyễn Đỗ Thị Bảo Trân.

Rất đông phụ huynh học sinh tụ tập tại Trường Tiểu học Cù Chính Lan. Ảnh: Quang Tấn

Rất đông phụ huynh học sinh tụ tập tại Trường Tiểu học Cù Chính Lan. Ảnh: Quang Tấn

Chị T (tổ 3, phường Hội Thương) có 2 con đang học tại Trường Tiểu học Cù Chính Lan (1 cháu vừa học xong lớp 2, một xong lớp 4) khá bức xúc khi trong năm học vừa qua, cả 2 chỉ được xếp hoàn thành môn học. Chị bức xúc: “Học sinh mỗi ngày đến trường là một niềm vui nhưng các con của tôi đều rất sợ mỗi khi đến tiết học Âm nhạc của cô Trân. Con tôi bảo cô giáo Âm nhạc rất dữ dằn, la hét tụi con ghê lắm. Sau buổi tổng kết năm học, cháu về rất buồn vì tất cả các môn học của cháu đều hoàn thành xuất sắc nhưng vì môn Âm nhạc chỉ hoàn thành nên không được xếp loại xuất sắc. Cháu đòi mẹ chuyển trường cho con, con không thích học môn Âm nhạc của cô Trân nữa. Ngoài ra, tôi còn 1 cháu năm nay vào lớp 1, nếu năm nay cô Trân còn ở lại trường thì tôi sẽ tìm cách chuyển hộ khẩu để con được học ở trường khác”.

Rất nhiều ý kiến không đồng tình với cách giảng dạy, đánh giá xếp loại học sinh hay đạo đức nghề giáo của cô Trân. Ảnh: Quang Tấn

Rất nhiều ý kiến không đồng tình với cách giảng dạy, đánh giá xếp loại học sinh hay đạo đức nghề giáo của cô Trân. Ảnh: Quang Tấn

Còn chị A (tổ 2, phường Hội Thương) cũng rất bức xúc khi cho rằng việc dạy và đánh giá xếp loại học sinh ở môn Âm nhạc của cô giáo Trân không phù hợp, mang cảm tính. “Con tôi vừa hoàn thành xong lớp 2. Trong năm học vừa qua, tất cả các môn học của cháu đều đạt kết quả xuất sắc nhưng môn Âm nhạc chỉ hoàn thành nên cháu không được danh hiệu gì hết. Sau buổi tổng kết, cháu còn tìm cô giáo để hỏi giấy khen đâu, trên đường về cháu rất buồn và khóc rất nhiều. Tôi không biết cô giáo Âm nhạc có cảm thấy mình hơi quá đối với học sinh hay không”.

Ngoài ra, chị A cũng cho biết, cháu kể lại là lên lớp cô chỉ mở ti vi lên cho cả lớp nghe rồi chia tổ ra để hát; còn khi thi kiểm tra cuối năm thì cô cho cả lớp hát đồng thanh rồi tiến hành xếp loại từng em học sinh. Năm học vừa rồi, toàn trường có rất nhiều học sinh bị rớt môn Âm nhạc của cô nên tôi tự hỏi là chuyên môn của cô, trong quá trình giảng dạy, cô đã truyền đạt hết chưa và việc xếp loại theo cảm tính như vậy đã đúng hay chưa?.

Rất đông phụ huynh học sinh tập trung tại Trường Tiểu học Cù Chính Lan để phản ánh, ý kiến với Đoàn công tác của Phòng GD-ĐT TP. Pleiku. Ảnh: Quang Tấn

Rất đông phụ huynh học sinh tập trung tại Trường Tiểu học Cù Chính Lan để phản ánh, ý kiến với Đoàn công tác của Phòng GD-ĐT TP. Pleiku. Ảnh: Quang Tấn

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cũng rất bức xúc và cho rằng cô giáo Trân thiếu tôn trọng phụ huynh học sinh, thiếu đạo đức nghề giáo khi lên mạng xã hội (Zalo) chỉ trích phụ huynh, cho phụ huynh là loại này, loại kia. Cũng có rất nhiều phụ huynh khẳng định cô giáo Trân có mở lớp dạy thêm môn Âm nhạc, có "thế này, thế kia" để được đánh giá xếp loại lại hoặc cho kiểm tra lại. Các phụ huynh đều cho rằng, sự việc của cô giáo Trân đã tồn tại nhiều năm nay nhưng vẫn chưa giải quyết, gây bức xúc cho phụ huynh và thậm chí gây ức chế cho học sinh mỗi khi đến tiết học môn Âm nhạc. Do đó, phụ huynh đề nghị các cấp, lãnh đạo Phòng GD-ĐT TP. Pleiku có hướng giải quyết thấu đáo, thậm chí các phụ huynh đề nghị không cho cô giáo Trân dạy ở trường nữa.

Những nội dung trả lời của cô giáo Trân tại buổi đối thoại đều không nhận được sự đồng tình từ phía phụ huynh học sinh. Ảnh: Quang Tấn

Những nội dung trả lời của cô giáo Trân tại buổi đối thoại đều không nhận được sự đồng tình từ phía phụ huynh học sinh. Ảnh: Quang Tấn

Tại buổi đối thoại, cô Trân cũng đã trực tiếp đối chất với các phụ huynh. Tuy nhiên, những nội dung cô Trân giải trình đều chung chung, không được các phụ huynh đồng tình.

Phát biểu tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Đình Thức-Trưởng phòng GD-ĐT TP. Pleiku đã cảm ơn những thông tin, ý kiến của các phụ huynh. Đồng thời, Trưởng phòng GD-ĐT xin tiếp thu tất cả ý kiến của phụ huynh, các nội dung trao đổi của phụ huynh là rất quý. Những nội dụng phản ảnh của phụ huynh hôm nay rất bổ ích cho ngành về việc phản ánh các vi phạm, các đánh giá của học sinh, về cách tạo áp lực cho học sinh, phụ huynh, việc dạy thêm, việc kiểm tra đánh giá tùy ý, rồi có cả hiện tượng tiêu cực... Do đó, chúng tôi cũng mong rằng, quý phụ huynh hãy cung cấp các chứng cứ lại cho chúng tôi và chúng tôi sẽ đảm bảo giữ bí mật cho phụ huynh, kể cả những phụ huynh không có mặt ở đây.

Ông Thức cho biết: Không chỉ nghe ý kiến của phụ huynh, chúng tôi cũng sẽ tiến hành kiểm tra song song các nội dung như: kế hoạch giáo dục của nhà trường; kế hoạch hoạt động chuyên môn; học bạ của học sinh (cập nhật, phê, ký học bạ và bảo quản); bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của các lớp; thực hiện công tác thống kê, cập nhật số liệu trên dữ liệu SMAS; vở ghi môn Âm nhạc của học sinh…

Ông Nguyễn Đình Thức-Trưởng phòng GD-ĐT TP. Pleiku phát biểu tại buổi đối thoại với phụ huynh học sinh. Ảnh: Quang Tấn

Ông Nguyễn Đình Thức-Trưởng phòng GD-ĐT TP. Pleiku phát biểu tại buổi đối thoại với phụ huynh học sinh. Ảnh: Quang Tấn

“Điển hình như trên hệ thống SMAS, cô Trân sửa ngày nào đều thể hiện rõ trên hệ thống. Do đó, chúng tôi sẽ xác minh mọi phản ánh của phụ huynh, sau đó sẽ làm việc với các cấp có thẩm quyền để có kết luận cuối cùng. Đối với đề nghị của phụ huynh không đồng ý cho cô Trân tiếp tục dạy tại trường, chúng tôi sẽ báo cáo với UBND TP. Pleiku để xem xét lại vấn đề này do không thuộc thẩm quyền của Phòng. Chúng tôi cũng hứa với quý phụ huynh là sẽ giải quyết vụ việc trên tinh thần sai đâu xử lý đến đó, nếu vụ việc vượt thẩm quyền sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền để giải quyết đảm bảo thấu tình, đạt lý”-Trưởng phòng GD-ĐT TP. Pleiku cho hay.

Có thể bạn quan tâm

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.

Đón con cổng trường

Đón con cổng trường

(GLO)- Đi ngang qua cổng một trường tiểu học trong thành phố, tôi thấy những chiếc xe máy của phụ huynh được dựng ngay ngắn, đầu xe hướng xuống đường, tuần tự xe trước xe sau. Hình ảnh ấy đã gợi cho tôi nhiều suy nghĩ.

Pleiku: Thêm 2 trung tâm ngoại ngữ giải thể

Pleiku: Thêm 2 trung tâm ngoại ngữ giải thể

(GLO)- Ngày 17-4, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai Lê Duy Định ký ban hành Quyết định số 290/QĐ-SGDĐT về việc giải thể Trung tâm ngoại ngữ The Star (có địa điểm hoạt động tại số 74 Nguyễn Tất Thành, phường Hoa Lư, TP. Pleiku), thuộc Công ty TNHH The Star English Center.

Đổi mới giáo dục từ sáng tạo đồ dùng dạy học

Đổi mới giáo dục từ sáng tạo đồ dùng dạy học

(GLO)- Sáng tạo đồ dùng dạy học để phục vụ công tác giảng dạy là giải pháp mà nhiều trường mầm non ở huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đang thực hiện. Không chỉ phát huy được năng lực của đội ngũ giáo viên, hoạt động này còn góp phần đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục toàn diện.

Gia Lai: Tập huấn “Sử dụng, phát triển nội dung của thư viện số miễn phí cho học sinh Việt Nam”

Gia Lai: Tập huấn “Sử dụng, phát triển nội dung của thư viện số miễn phí cho học sinh Việt Nam”

(GLO)- Ngày 16-4, tại Khách sạn Pleiku (TP. Pleiku), Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai tập huấn “Sử dụng, phát triển nội dung của thư viện số miễn phí cho học sinh Việt Nam”.

Giúp trẻ giải tỏa áp lực tâm lý

Giúp trẻ giải tỏa áp lực tâm lý

(GLO)- Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, cả nước có đến 3 triệu trẻ em đang gặp phải ít nhất 1 trong 10 chứng rối loạn tâm thần cần được quan tâm, chăm sóc. Thế nhưng phải làm gì và làm như thế nào để giúp trẻ vượt qua những vấn đề tâm lý là một câu hỏi không dễ trả lời.

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Tại cuộc họp thẩm định, các đại biểu đều nhất trí với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về miễn học phí đối với học sinh, trong đó bổ sung thêm các đối tượng được miễn học phí là trẻ em, học sinh mầm non dưới 5 tuổi; học sinh THPT; học sinh học văn hoá THPT tại các cơ sở giáo dục.