Việt Nam nhập siêu hàng hóa từ Đài Loan, chủ yếu sản phẩm điện tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nửa đầu năm 2024, Việt Nam nhập siêu gần 7,5 tỷ USD hàng hóa từ Đài Loan (Trung Quốc), cao hơn cùng kỳ 1,07 tỷ USD, trong đó máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 6 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 2 quý đầu năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam-Đài Loan (Trung Quốc) đạt 13 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam nhập siêu gần 7,5 tỷ USD hàng hóa từ thị trường này, cao hơn cùng kỳ 1,07 tỷ USD, trong đó máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 6 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ.

Việt Nam chi 6 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử từ Đài Loan (Trung Quốc)

Việt Nam chi 6 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử từ Đài Loan (Trung Quốc)

Cụ thể về nhập khẩu, Việt Nam chi 10,2 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ Đài Loan (Trung Quốc), tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất với 6 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 58% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa.

Ngoài máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, trong số 36 mặt hàng nhập khẩu chính từ Đài Loan (Trung Quốc) có 10 mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch trên 100 triệu USD với tổng giá trị 3,5 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam chi 724 triệu USD để nhập khẩu vải từ thị trường này, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước; chi 660 triệu USD để nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước; chất dẻo nguyên liệu cũng đạt 583 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; sắt thép với 338 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện với 250 triệu USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước; hóa chất với 285 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước; sản phẩm hóa chất với 255 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, Việt Nam còn chi 176 triệu USD để nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước; chi 105 triệu USD để nhập khẩu xơ sợi dệt, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước; sản phẩm từ chất dẻo với 127 triệu USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước...

Ở chiều ngược lại, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc) đạt 2,72 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này 39 mặt hàng chính, trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD với tổng 1,58 tỷ USD, chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất với 607 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đứng vị trí thứ hai với 346 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước; điện thoại và linh kiện với 213 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước; sắt thép với 189 triệu USD, tăng 71% so với cùng kỳ năm trước; sản phẩm từ sắt thép với 115 triệu USD, tăng 93% so với cùng kỳ năm trước. Dệt may là mặt hàng duy nhất có đà giảm về kim ngạch với giảm 7%, còn 112 triệu USD...

Có thể bạn quan tâm

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

(GLO)- Việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp chủ lực, thúc đẩy thị trường tiêu thụ, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu… là những giải pháp quan trọng để ngành công nghiệp của tỉnh Gia Lai tăng trưởng nhanh trong năm 2025.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.