Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, quý I-2024, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt trên 1,12 triệu tấn, trị giá gần 351,9 triệu USD, giá trung bình đạt 314,2 USD/tấn, tăng 82,8% về khối lượng, tăng 48,2% về kim ngạch nhưng giảm 18,9% về giá so với 3 tháng đầu năm 2023.

Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam

Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam

Trong đó, Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 41,6% trong tổng lượng và chiếm 29,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt 466.409 tấn, tương đương 104,16 triệu USD, giá trung bình 223,3 USD/tấn, tăng 54,5% về lượng, nhưng giảm 3,1% về kim ngạch và giảm 37,3% về giá so với 3 tháng đầu năm 2023.

Đứng thứ hai là thị trường Nga, chiếm 12,5% trong tổng lượng và chiếm 23,8% trong tổng kim ngạch, với 140.435 tấn, tương đương 83,81 triệu USD, giá trung bình 596,8 USD/tấn, tăng 573% về lượng, tăng 574,6% về kim ngạch và tăng 0,2% về giá so với 3 tháng đầu năm 2023.

Tại thị trường Đông Nam Á, Việt Nam nhập khẩu phân bón đạt 133.811 tấn, tương đương 42,87 triệu USD, tăng 54,4% về lượng, tăng 16,2% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 12% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Phân bón nhập khẩu từ thị trường FTA RCEP đạt trên 723.879 tấn, tương đương 171,58 triệu USD, tăng 45,7% về lượng, 0,14% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 64,6% trong tổng lượng và chiếm 48,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Nhập khẩu phân bón từ thị trường FTA CPTTP đạt 155.047 tấn, tương đương 32,72 triệu USD, tăng 77,2% về lượng, tăng 143,5% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 13,8% trong tổng lượng và chiếm 9,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Như vậy, quý I-2024, nhập khẩu phân bón từ đa số các thị trường tăng về khối lượng nhưng giảm về kim ngạch so với 3 tháng đầu năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Ảnh: V.T

Đặc sản Gia Lai hút khách dịp Tết

(GLO)- Thị trường đang rất sôi động khi chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến Tết Ất Tỵ 2025. Năm nay, thị trường ghi nhận sự dịch chuyển rõ nét từ tiêu dùng bánh kẹo nhập khẩu sang dùng hàng sản xuất trong nước. Đặc biệt, đặc sản Gia Lai chiếm ưu thế trong thiết kế các giỏ quà tặng.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.