Việt Nam mong muốn roaming một giá cước cho cả khu vực ASEAN

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đây chỉ là một trong 5 sáng kiến của Việt Nam nhằm xây dựng một cộng đồng ASEAN số. Không chỉ vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sẽ trao học bổng cho sinh viên ASEAN theo học ICT tại Việt Nam.

Tối 26/8, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp ông Dato Lim Jock Hoi - Tổng thư ký ASEAN nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đề xuất với ông Dato Lim Jock Hoi 5 sáng kiến thuộc lĩnh vực ICT để các nước ASEAN có thể cùng nhau thực hiện trong năm 2020.


 

Buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và ông Dato Lim Jock Hoi - Tổng thư ký ASEAN. Ảnh: Trọng Đạt
Buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và ông Dato Lim Jock Hoi - Tổng thư ký ASEAN. Ảnh: Trọng Đạt



Theo đó, Việt Nam đề nghị các nước ASEAN cùng triển khai sáng kiến roaming một giá cước. Hiện đã có 5 trên tổng số 10 quốc gia ASEAN đồng ý về việc thực hiện sáng kiến này. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn rằng, trên cương vụ là Tổng thư ký ASEAN, ông Dato Lim Jock Hoi sẽ thúc đẩy hơn nữa các nước thành viên ASEAN để sáng kiến này sớm trở thành hiện thực.

Chia sẻ với ông Dato Lim Jock Hoi, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam đang nỗ lực thành lập một trường đại học chung về ICT cho các nước thành viên ASEAN. Mỗi nước thành viên ASEAN sẽ có từ 2 - 3 học bổng trị giá 50.000 USD/sinh viên để theo học ngành ICT bằng tiếng Anh tại Việt Nam. Trong năm nay, Bộ TT&TT sẽ cấp gần 20 học bổng của chương trình này.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng thể hiện mong muốn thành lập một mạng lưới giám sát an ninh mạng chung cho các nước trong khu vực ASEAN. Hiện đã có 5 quốc gia thành viên ASEAN đồng ý và tham gia vào sáng kiến này.


 

Chia sẻ với Tổng thư ký ASEAN, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Việt Nam ấp ủ 5 sáng kiến thuộc lĩnh vực ICT và mong muốn các nước ASEAN có thể cùng nhau thực hiện trong năm 2020. Ảnh: Trọng Đạt
Chia sẻ với Tổng thư ký ASEAN, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Việt Nam ấp ủ 5 sáng kiến thuộc lĩnh vực ICT và mong muốn các nước ASEAN có thể cùng nhau thực hiện trong năm 2020. Ảnh: Trọng Đạt



Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Chính phủ Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về việc thành lập Trung tâm liên kết Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) tại Việt Nam.

Trung tâm liên kết CMCN 4.0 sẽ là nơi xây dựng các chính sách, khuôn khổ pháp lý với mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa những công nghệ mới và hệ thống pháp luật. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với các nước thành viên ASEAN, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng khẳng định, Việt Nam sẽ đi tiên phong về việc phát triển công nghệ 5G. Thông qua các buổi hội thảo ASEAN về 5G, Việt Nam mong muốn có thể chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với các nước nhằm hiện thực hoá mục tiêu về một ASEAN số.

Trước những đề xuất của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, ông Dato Lim Jock Hoi đánh giá cao những nỗ lực và hành động cụ thể của Bộ TT&TT và mong muốn Việt Nam sẽ tiếp tục chia sẻ các sáng kiến, kinh nghiệm trong việc phát triển lĩnh vực ICT với các nước trong khu vực.

Trọng Đạt (VIE)

Có thể bạn quan tâm

Giá cà phê xuất khẩu tăng 78,5%

Giá cà phê xuất khẩu tăng 78,5%

(GLO)- Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, trong tháng 1-2025, tuy xuất khẩu cà phê của nước ta chỉ đạt 140 ngàn tấn (giảm 41,1% so với cùng kỳ năm 2024), nhưng giá trị thu về lại tăng 5% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 763 triệu USD.

Bentley Continental GT 2025 “cập bến” Việt Nam, giá khởi điểm 20 tỷ đồng

Bentley Continental GT 2025 “cập bến” Việt Nam, giá khởi điểm 20 tỷ đồng

(GLO)- Đây là thế hệ thứ 4 của Bentley Continental GT với nhiều sự nâng cấp mới về công nghệ và hệ truyền động hybrid. Tuy Continental GT 2025 được định vị là dòng xe Grand Tourer. Mẫu xe đến từ Anh Quốc này sở hữu thời gian tăng tốc đáng kinh ngạc, chỉ mất 3,2 giây để tăng tốc từ 0 lên 100 km/h.

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Quán bún riêu nổi tiếng có tuổi đời chục năm ở Hà Nội đã bị đóng cửa ngay đầu năm mới, do hành khách tố phải trả 1,2 triệu đồng cho 3 bát bún. Khi bị dư luận phản ứng và cơ quan chức năng vào cuộc thì chủ quán thanh minh là "nói đùa" khi tính tiền.