Vì sao Trường ĐH Thủ Dầu Một phải 'đóng cửa' 13 ngành đào tạo?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trường ĐH Thủ Dầu Một (Bình Dương) lý giải việc phải ngừng tuyển sinh 13 ngành đào tạo do ít sinh viên lựa chọn hoặc ngành suy giảm người học.

Ngày 9.4, TS Ngô Hồng Điệp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủ Dầu Một, cho biết từ năm 2022, nhà trường đã chủ động ngừng tuyển sinh 11 ngành đào tạo; đến năm 2023 tiếp tục ngừng tuyển sinh thêm 2 ngành khác.

Phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủ Dầu Một cho hay khi mở một mã ngành mới, nhà trường phải dựa trên nhu cầu thực tế của người học, kết quả khảo sát thị trường lao động và cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy phải đảm các yêu cầu theo quy định.

"Khi dừng tuyển sinh một mã ngành nào, trường phải dựa trên những dự báo, căn cứ khách quan để đưa ra quyết định và cũng đã báo cáo đầy đủ cho Bộ GD-ĐT", TS Ngô Hồng Điệp cho biết.

Theo TS Điệp, đa số mã ngành trường ngừng tuyển sinh trong những năm qua nhận được ít sự lựa chọn theo học của sinh viên hoặc ngành suy giảm người học.

Cụ thể, trong những năm đầu tuyển sinh, số lượng sinh viên theo học từng ngành đủ để duy trì. Tuy nhiên, càng về những năm sau, số lượng thí sinh chọn lựa các ngành học đó càng giảm, dịch chuyển sang những ngành học khác theo xu thế phát triển của thị trường lao động.

"Đa số ngành ngừng tuyển sinh rơi vào các ngành khoa học cơ bản như: lịch sử, vật lý học, địa lý học, chính trị học, văn học...", Phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủ Dầu Một cho biết thêm.

Trường ĐH Thủ Dầu Một
Trường ĐH Thủ Dầu Một

Ngoài ra, theo TS Điệp, một trong những lý do để "đóng" ngành là sự thay đổi theo quy định về đội ngũ nhân sự giảng viên đúng mã ngành. Trường ĐH Thủ Dầu Một gặp không ít khó khăn về đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ đáp ứng quy định mới.

"Việc nhà trường tạm dừng tuyển sinh một số ngành do còn thiếu một số điều kiện duy trì ngành như: tự đảm bảo tính tuân thủ quy định của Bộ GD-ĐT, cũng như làm đúng cam kết về chất lượng đối với xã hội", TS Điệp đúc kết.

Có thể bạn quan tâm

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.

Đón con cổng trường

Đón con cổng trường

(GLO)- Đi ngang qua cổng một trường tiểu học trong thành phố, tôi thấy những chiếc xe máy của phụ huynh được dựng ngay ngắn, đầu xe hướng xuống đường, tuần tự xe trước xe sau. Hình ảnh ấy đã gợi cho tôi nhiều suy nghĩ.

Pleiku: Thêm 2 trung tâm ngoại ngữ giải thể

Pleiku: Thêm 2 trung tâm ngoại ngữ giải thể

(GLO)- Ngày 17-4, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai Lê Duy Định ký ban hành Quyết định số 290/QĐ-SGDĐT về việc giải thể Trung tâm ngoại ngữ The Star (có địa điểm hoạt động tại số 74 Nguyễn Tất Thành, phường Hoa Lư, TP. Pleiku), thuộc Công ty TNHH The Star English Center.

Hơn 700 học sinh Trường Tiểu học Ia Nhin hưởng ứng Ngày Sách và Ngày Người khuyết tật Việt Nam

Hơn 700 học sinh Trường Tiểu học Ia Nhin hưởng ứng Ngày Sách và Ngày Người khuyết tật Việt Nam

(GLO)- Sáng 17-4, Trường Tiểu học Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tổ chức sự kiện “Ngày Sách và Văn hóa đọc” và “Ngày Người khuyết tật Việt Nam”. Chương trình góp phần bồi dưỡng văn hóa đọc và lan tỏa thông điệp yêu thương, hòa nhập cộng đồng trong môi trường học đường.

Gia Lai: Tập huấn “Sử dụng, phát triển nội dung của thư viện số miễn phí cho học sinh Việt Nam”

Gia Lai: Tập huấn “Sử dụng, phát triển nội dung của thư viện số miễn phí cho học sinh Việt Nam”

(GLO)- Ngày 16-4, tại Khách sạn Pleiku (TP. Pleiku), Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai tập huấn “Sử dụng, phát triển nội dung của thư viện số miễn phí cho học sinh Việt Nam”.