Vì sao chậm thi hành án?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Một vụ án có phần đơn giản và rạch ròi nhưng nguyên đơn đã phải chờ đợi một thời gian dài vẫn chưa được thi hành án.
 

 Lê Văn Ngọc

Dù đã có quyết định rõ ràng nhưng bà Vương vẫn chưa được thi hành án. Ảnh: L.V.N

Vừa qua, Báo Gia Lai nhận được đơn khiếu nại của bà Trần Thị Vương (SN 1971, trú tại thôn 9, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) về việc Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Đức Cơ thiếu trách nhiệm trong giải quyết vụ án liên quan đến bà. Theo đó, năm 2015, bà Vương bán cho vợ chồng ông Trịnh Ngọc Sơn (SN 1980) và bà Lê Thị Dung (SN 1983, trú tại thôn Moók Đen, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) 2 bộ bàn ghế với tổng trị giá 156 triệu đồng. Vợ chồng ông Sơn đưa trước 16 triệu đồng và hẹn đến ngày 10-3-2016 sẽ trả hết nhưng đến ngày này thì xin khất nợ và viết giấy hẹn sẽ trả vào ngày 14-4-2016. Đến ngày hẹn không thấy vợ chồng ông Sơn trả nợ, bà Vương đã nhiều lần liên hệ để đòi số tiền 140 triệu đồng nhưng vẫn không được nên ngày 30-5-2016, bà đã gửi đơn kiện đến Tòa án nhân dân huyện Đức Cơ.

Sau nhiều lần triệu tập mà phía bị đơn đều vắng mặt, ngày 26-9-2016, Tòa án nhân dân huyện Đức Cơ đã ra Bản án số 10/2016/DS-ST đề nghị ông Sơn cùng vợ là bà Dung phải thanh toán số nợ còn lại cho bà Vương theo đúng quy định của pháp luật. Trong bản án này, Tòa án nhân dân huyện Đức Cơ cho biết, bên nguyên đơn đã cung cấp chứng cứ là giấy vay tiền và giấy hẹn thanh toán viết tay có đầy đủ chữ ký của ông Sơn, bà Dung và bà Vương. Tòa án xác định vợ chồng ông Sơn nợ bà Vương 140 triệu mà đến hạn vẫn không trả tiền là vi phạm về thời gian và đã xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ chồng bà Vương. Trong quá trình tham gia tố tụng, ông Trịnh Ngọc Sơn đã nhận được thông báo thụ lý vụ án và các văn bản tố tụng một cách hợp lệ theo pháp luật quy định nhưng cố tình không đến tham gia tố tụng mà không có lý do bất khả kháng nào.

Bởi vậy, Tòa án nhân dân huyện Đức Cơ quyết định chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Vương buộc vợ chồng ông Sơn, bà Dung có nghĩa vụ trả cho bà Vương số tiền 140 triệu đồng. Kể từ ngày bản án có hiệu lực và có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, hàng tháng người thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền 140 triệu đồng theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố.  

Sau đó, ông Sơn lại có đơn kháng cáo lên Tòa án nhân dân tỉnh nhưng khi cơ quan này mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vào ngày 16-2-2017 thì vợ chồng ông Sơn lại vắng mặt không lý do nên vụ án bị trì hoãn. Đến phiên tòa phúc thẩm ngày 9-3-2017, bị đơn tiếp tục vắng mặt không lý do, Tòa án nhân dân tỉnh đã ra Quyết định số 05/2017/QĐPT giữ nguyên quyết định như bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Đức Cơ. Sau khi  bà Vương có đơn yêu cầu thi hành án theo quy định vào ngày 10-3-2017 thì gần một tháng sau (ngày 7-4-2017), Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Đức Cơ mới ra Quyết định số 21/QĐ-CCTHA. Theo đó, ông Sơn và bà Dung phải trả cho bà Vương số tiền nợ là 140 triệu đồng cùng lãi suất chậm thi hành án trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định này.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, bà Vương vẫn chưa được thi hành án dù đã nhiều lần đến “gõ cửa” cơ quan chức năng. Bà Vương bức xúc: “Ban đầu thi hành án gọi 2 bên lên để thỏa thuận, gia đình ông Sơn nói sẽ trả dần 5 triệu đồng/tháng nhưng tôi không chịu. Các lần sau lặn lội đường xa đến hỏi thì chấp hành viên của Chi cục nói là cứ từ từ để giải quyết. Đợi lâu mà không được thi hành án, tôi gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng cấp tỉnh thì được Cục Thi hành án Dân sự tỉnh gọi điện nói rằng đã chỉ đạo để Chi cục giải quyết. Nhưng ngày 6-7-2017, khi gặp chấp hành viên tên Tuyên, anh này hẹn tôi ra quán cà phê nói rằng đừng làm lớn chuyện và cho biết các tài sản như đất đai, xe cộ của vợ chồng ông Sơn đều đứng tên người khác; bàn ghế, tủ trong nhà là do người khác gửi nhờ nên chưa thể thi hành án được. Có quyết định thi hành án rõ ràng vậy rồi mà còn bị chây ì, kéo dài như thế tôi không biết phải làm sao…?”.

Có lẽ câu hỏi của bà Vương chỉ Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Đức Cơ mới có thể trả lời. Tuy vậy, khi P.V liên hệ làm việc với cơ quan này thì các cán bộ tại trụ sở này từ chối trả lời báo chí vì cho rằng không có trách nhiệm phải phát ngôn.

 Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.