Về làng ăn cà xóc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mỗi khi rảnh rỗi, tôi thường về làng chơi. Cũng bởi, ở làng, tôi có nhiều đồng nghiệp thân thiết. Sau khi trò chuyện, thế nào chị bạn cũng rủ rê “Mình làm cà xóc ăn nha!”.

Vậy là, bạn ù ra vườn với tay hái quả đu đủ, vài ba quả ớt chín đỏ, cắt đôi quả chanh. Nguyên liệu để làm món cà xóc của bạn tôi chỉ đơn giản như vậy, rồi chúng tôi cùng nhau bào bào, giã giã. Trong chốc lát, món ăn đã hoàn thành, mùi thơm quyện với tiếng cười vui của mấy chị em.

Cà xóc là món ăn thường ngày, dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn của đồng bào bản địa. Ảnh: Phương Duyên

Cà xóc là món ăn thường ngày, dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn của đồng bào bản địa. Ảnh: Phương Duyên

Nhớ lần đầu tiên được thưởng thức, tôi cứ thắc mắc mãi chuyện vì sao món ăn lại có tên gọi là cà xóc? Cô bạn Jrai của tôi giải thích: Cà xóc trong tiếng Jrai là “số bôh”, nghĩa là giã. Tên của món ăn được gọi từ hoạt động chính khi chế biến chứ không phải là gọi tên của nguyên liệu. Bạn cũng không rõ món cà xóc có từ khi nào. Chỉ biết rằng, nguyên liệu đều là những thức có sẵn trong vườn hay trên nương rẫy.

Với người Jrai, nguyên liệu làm nên món ăn này có thể thay đổi như: đu đủ, củ mì, bí đao, dưa leo… nhưng các gia vị là muối, kiến vàng, ớt và giã để cho các nguyên liệu quyện hòa trong món ăn thì không đổi. Nếu được làm ở nhà thì có thể được thêm một ít cá khô nướng thơm.

Nghe bạn nói, tôi hình dung đến cảnh những người dân mang gùi đi rẫy, khi giải lao thì rủ nhau hái quả đu đủ hay nhổ ít củ mì đem thái mỏng cho vào ống tre, bắt thêm tổ kiến vàng, dặm thêm gia vị rồi dùng cán dao mà giã. Cho đến khi gia vị thấm đều thì bỏ ra ăn chơi cho đỡ đói cái bụng, cho vơi bớt mệt nhọc, cho thêm niềm vui khi lao động.

Cà xóc chủ yếu dùng để ăn chơi bởi dễ làm. Hàng xóm lúc rảnh rỗi, làm 1 tô cà xóc rồi ngồi chia sẻ chuyện gia đình, con cái. Nhưng đam mê món này có lẽ phải nhắc đến các cô cậu học trò. Học trò của tôi, bên cạnh các món khoái khẩu như cóc, me, xoài, ổi thì cà xóc vẫn xuất hiện dưới hộc bàn trên lớp của các em. Thi thoảng tôi lại nghe được chuyện các em chia nhau chuẩn bị nguyên liệu rồi đến lớp, tranh thủ giờ ra chơi chỉ việc trộn lại rồi xúm xít ăn.

Tôi đồ rằng, những ai đến và gắn bó với mảnh đất cao nguyên này, sống cùng những người Jrai hiền lành, chân chất như tôi thì sẽ ghiền món cà xóc. Cà xóc đã có mặt tại các quán nhậu vỉa hè, bên bờ kè dòng sông Ba mỗi chiều lộng gió…

Chủ yếu các chủ quán dùng cách trộn nguyên liệu mà không giã, trong các quán sang trọng hơn thì có cà xóc sách bò, dạ dày bò… Giòn giòn, sần sật, chua chua, cay cay nhâm nhi với vài ly rượu bên bạn bè thì không có gì bằng.

Món cà xóc dân dã mà ngon, ai ăn một lần rồi thì nhớ mãi. Bởi cái vị đặc trưng riêng có của nó cứ thấm sâu vào trong vị giác, thấm lâu theo tháng ngày, không phai. Còn bạn, bạn đã thử món cà xóc này chưa?

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Qua vùng đất cổ An Khê

Qua vùng đất cổ An Khê

(GLO)- “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Không hiểu sao mỗi khi câu ca dao ấy ngân lên, tôi lại nhớ đến địa linh Tây Sơn thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển và Tây Nguyên rộng lớn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.